| Hotline: 0983.970.780

Khó nhưng không phải không làm được

Thứ Tư 17/11/2010 , 11:46 (GMT+7)

Mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại các xã NTM lên gấp 1,4 lần là khó nhưng không phải không thể làm được.

Xã Diễn Tháp (Diễn Châu) có nhiều tiêu chí đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia

Quá trình xây dựng NTM ở Nghệ An trong thời gian tới chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nan giải nhất là việc làm sao để tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại các xã NTM lên gấp 1,4 lần so với bình quân chung của tỉnh và hạ tỉ lệ trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 35%.

Mục tiêu trên là khó nhưng không phải không thể làm được. Vấn đề đặt ra là cách làm ra sao của từng địa phương. Ở Nghệ An, chúng tôi đưa ra mấy vấn đề sau: Đầu tiên là cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội từ trên xuống dưới phải coi chương trình NTM là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, cấp thiết của mình để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng cộng đồng trách nhiệm mà làm với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao.

Thứ 2, bản thân từng người dân phải nhận thức thấu đáo nội dung, mục tiêu chương trình xây dựng NTM của Chính phủ và UBND tỉnh đặt ra cho địa phương mình. Từ đó, người dân có ý thức chủ động, sáng tạo, tích cực tìm biện pháp để từng bước thực hiện các mục tiêu đặt ra; không ỷ lại, trông chờ nguồn lực đầu tư, chống tư tưởng chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng mà không quan tâm tới mục tiêu đồng bộ, toàn diện của mọi lĩnh vực trong quá trình xây dựng NTM.

 Thứ 3, để đạt mức thu nhập bình quân đầu người tăng hơn bình quân chung của tỉnh 1,4 lần, giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 35% thì điều kiện bắt buộc là các xã thực hiện chương trình NTM phải áp dụng các tiến bộ KHKT nông nghiệp vào sản xuất. Nhất là đưa các tiến bộ về giống cùng với nền nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Từ 2004 - 2009, Nghệ An đã triển khai 19 công thức cơ cấu sản xuất mang lại thu nhập tối thiểu 50 triệu đồng/ha. Các mô hình này đã được nhân rộng ra 1,7 vạn ha, đều đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/ha vào năm 2007. Năm 2008, tăng lên 29.905 ha, đến 2009 lên 36 vạn ha. Trong đó, 2.721 ha đạt trên 100 triệu đồng/ha. Thời gian gần đây, tại Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… Cty CP Thực phẩm sữa T.H và Cty Lâm nghiệp Tháng Năm đang xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất chế biến lâm sản, thủy sản.

Đây là những bằng chứng sinh động chứng minh điều đó, đồng thời tạo thuận lợi lớn để nông dân Nghệ An có điều kiện tiếp cận nhanh với các tiến bộ KHKT nông nghiệp của thế giới khi triển khai thực hiện NTM tại địa phương mình. Hy vọng, bằng giải pháp này các xã NTM tại Nghệ An sẽ nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng các loại sản phẩm cây trồng, đồng thời cung cấp cho thị trường sản lượng nông sản hàng hóa đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm lớn có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Ở Nghệ An, để các xã NTM thực hiện được tiêu chí quan trọng này, ngành NN- PTNT Nghệ An sẽ tiếp tục làm các mô hình trình diễn SX giống cây, giống con chủ lực bằng công nghệ cao ở các địa phương để bà con nông dân tiếp cận học hỏi, áp dụng vào thực tiễn SX tại địa phương mình. UBND tỉnh cũng sẽ đưa ra các chính sách ưu đãi, hấp dẫn để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng và hình thành các vùng SX nông nghiệp công nghệ cao. Trước mắt là tại vùng đất đỏ Phủ Quỳ và các vùng sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Cùng với nguồn vốn đầu tư của Chính phủ và của doanh nghiệp, UBND tỉnh sẽ đầu tư các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án đang đầu tư trên địa bàn vào chương trình NTM như: Chương trình khí sinh học trong chăn nuôi, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi của Bộ NN- PTNT… tại các địa phương.

BCĐ chương trình NTM cấp tỉnh cũng yêu cầu mỗi địa phương phải có chủ trương, đề án, chương trình cụ thể, có tính khả thi cao để phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như: Làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… Trong phạm vi địa phương mình. BCĐ cấp huyện cũng sẽ đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn huyện nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ một cách bền vững.

Ngoài ra cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài, đưa lao động vào làm việc ở khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm trong cả nước. Làm tốt các vấn đề nêu trên thì người nông dân có điều kiện tích tụ ruộng đất đưa cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất trong nông nghiệp góp phần giảm số lao động nông nghiệp trong độ tuổi xuống 35%/ tổng lao động vùng nông thôn để từng bước hoàn thành mục tiêu NTM.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất