| Hotline: 0983.970.780

Khó sửa thói cộc cằn, bạo hành vợ

Thứ Năm 19/09/2013 , 11:03 (GMT+7)

Cháu biết vợ cháu thất vọng về cháu nhưng cháu không chữa được tính cộc cằn, thô bạo và không chịu tôn trọng phụ nữ?

Kính gửi cô Dạ Hương!

Tự cho mình là bản lĩnh, cứng cỏi nhưng giờ cháu phải tìm đến chuyên gia tư vấn. Cháu biết rõ tính cách của mình không cứ gì vợ càu nhàu mãi thì mới biết. Nhưng để thay đổi nó thật quá khó cô ạ.

Nói mình lớn lên có hoàn cảnh hiểu theo nghĩa thông thường thì không hẳn nhưng tuổi thơ của cháu không dễ dàng gì. Mẹ cháu là một người yếu đuối và mau nước mắt, chuyện gì bà cũng sụt sịt khóc.

Có lẽ vì bố cháu là một người quá khác thường nên mẹ mới như thế chăng? Không biết nói sao cho hết những cay nghiệt của bố dành cho mẹ và cho chị em cháu.

Cô biết bố cháu làm nghề gì không? Ông làm nghề liên quan tới tiền bạc, ông rất chuyên nghiệp trong công việc của mình, còn trước nữa ông là quân nhân. Nhưng tính cách vùng Nghệ Tĩnh đã cho ông tính khắc nghiệt một cách bền bỉ.

Ông gia trưởng có thừa với vợ, chưa đủ, ông còn muốn rèn cháu như ông muốn mà ông muốn ở cháu điều gì cháu cũng không hiểu nổi. Chỉ biết là ăn cũng không yên, nói gì cũng bị đốn, làm gì cũng bị theo dõi, tuổi thơ cháu là như thế đấy.

Cháu đặc biệt thích sách và viết. Cháu viết những điều cháu nghĩ, ông kiểm soát nhật ký của cháu. Quá xúc phạm, cháu không viết nữa mà viết thành văn chương để gửi đi in các báo học trò, ông cũng tìm cách thủ tiêu chỉ vì trong những trang viết ấy đầy những hình ảnh của ông.

Mâu thuẫn cha con từ đó, từ lúc cháu vào cấp II và lên đến đỉnh điểm khi cháu vào cấp III. Cháu để móng tay dài để chọc tức ông, cháu viết loạn xị các thứ để cho ông đọc được, cháu rất muốn ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay với cháu để cháu có cớ ra đường luôn. Nhưng may là ông còn kiểm soát được ông, không đánh đập nữa khi cháu lên cấp III.

Cháu sợ nhất nước mắt của mẹ. Tốt nghiệp PTTH xong, cháu đăng ký học ở Sài Gòn và vào với bác cả. Nhà nội không ai cay nghiệt như bố cháu. Thế là thoát. Nhưng mẹ cháu bị đột quỵ ở tuổi 50, phải về quê với vườn nhà và dì ruột của cháu. Chị cháu ở Hà Nội chịu đựng bố, mấy năm sau khi về hưu ông ấy mới về quê để chăm mẹ cháu.

Cháu lấy vợ và sống hẳn ở Sài Gòn mà vẫn canh cánh tình cảnh mẹ. Nhưng lạ lùng là nhiều lúc cháu thấy mình là bản sao của bố trong việc cư xử với vợ với con. Như vậy là sao hở cô?

Trời bắt, hay di truyền, hay nhân quả? Cháu biết vợ cháu thất vọng về cháu nhưng cháu không chữa được tính cộc cằn, thô bạo và không chịu tôn trọng phụ nữ? Làm sao điều chỉnh để có hạnh phúc thưa cô? Lạ là dần dần cháu cũng thấy vợ cháu hay nước mắt như mẹ cháu, thật chán cô ạ.

Cô đừng in email của cháu.

Cháu thân mến!

Người miền Trung nói chung hay gay gắt, quyết liệt, gia trưởng. Đất đòn gánh, đất hẹp, gió Lào và hay mưa lũ, mất mùa…Thung thổ quyết định tính cách vùng miền, rồi thành di truyền, thành tiểu vùng văn hóa.

Nhưng có người khác biệt, cũng như dân miền Tây của cô nói chung hào phóng nhưng cũng có người đặc biệt ki bo. Cháu đã được hình thành từ một ông bố đặc biệt khắc nghiệt. Ông ta xem đứa con như cục bột và muốn đúc nó trong một cái ống chăng?

Tuổi thơ như vậy cũng đã là bi kịch, nghịch cảnh, mất mát. Như vậy nên mẹ cháu mới hay nước mắt, lúc đầu là khóc thương cho mình, sau thì làm một con giun bị xéo luôn, sau nữa thì chỉ có cách phản kháng đó thôi. Âu cũng một kiếp đàn bà. Có lẽ vì vậy mà bị đứt mạch máu não, để rồi bố phải nuôi một người bệnh đến lúc cả hai đi hết con đường đau khổ của họ.

Có rất nhiều công trình khoa học về vấn đề tính cách lồng trong tính cách, số phận lồng trong số phận, như kiểu búp bê Nga, trong bụng con to là một con nhỏ hơn, giống hệt nhau.

Chắc chắn trong cháu có bí ẩn của di truyền, có “bố sao thì con vậy”, sâu xa, cháu hận đời hận phụ nữ (đã sinh ra bố cháu và cháu) nên cháu muốn hành vợ mình để trả thù. Thật khó tin quy luật tâm lý ấy nhưng nó có thật, theo thuyết của Phơ-rớt (Freud nhà phân tâm học người Đức).

May là cháu như người bệnh biết mình có bệnh. Hãy luôn ý thức điều đó và tự kiểm soát, không khéo rồi sẽ đánh con và dẫn tới đánh vợ.

Một con trống dữ (gọi là con đực cho đích danh) thường có khoái cảm khi thấy con cái khóc lóc van xin sợ sệt mình và chuyện đó lặp lại mãi rồi thành ra quen và nó phát triển theo hướng lệch lạc đó. Rất bệnh hoạn, không thể nào có mặt hai chữ hạnh phúc trong không khí ấy.

Cháu còn trẻ, phải văn minh, muốn văn minh phải học và hành. Chuyên gia tâm lý chỉ giúp được chút ít, bản thân cháu và vợ phải đối thoại và điều chỉnh nhau. Hãy nói với vợ đừng nước mắt, anh ghét nước mắt, hãy chống trả anh bằng sự sắc sảo và thiện lương anh sẽ nghe, sẽ giật mình và anh sẽ bị bẻ gãy dần dần bằng việc nể và trọng em. Cứ thế đi nha.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm