| Hotline: 0983.970.780

“Kho thóc khuyến học” giúp đỡ học sinh nghèo

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:03 (GMT+7)

“Kho thóc khuyến học” ở Trạm Tấu đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương...

Nhu cầu học tập của học sinh vùng cao ngày một cao, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào đưa con trẻ đến trường. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Nhà nước thì có hạn, để tất cả học sinh được tới lớp và học hành đầy đủ, “Kho thóc khuyến học” ở Trạm Tấu đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương...

Huyện Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn trên 70% số hộ nghèo, năm học 2012-2013 có 1.105 học sinh là con em các dân tộc thiểu số không đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước quy định đối với học sinh bán trú. Số học sinh này là học sinh Trung học phổ thông cơ sở gia đình cách trường dưới 4km, học sinh Tiểu học gia đình cách trường dưới 3km phải về nhà ăn cơm sau buổi học sáng, chiều quay lại trường học tiếp. Thực tế phần lớn học sinh sau khi về nhà thì không quay lại trường. Bởi con đường tới trường leo đèo, lội suối về mùa mưa cũng như mùa khô ở vùng cao vô cùng khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của phần lớn các trường ở Trạm Tấu.


Ông Giàng A Hành (áo trắng), người đầu tiên xây dựng “Kho thóc khuyến học”

Lo lắng cho chất lượng học tập cũng như tương lai của các em, ông Giàng A Hành - Bí thư xã Trạm Tấu đã vận động các hộ gia đình tự nguyện đóng góp thóc để giúp các cháu có một bữa cơm trưa tại trường mà không phải về nhà sau buổi học sáng. Từ đó thành lập “Kho thóc khuyến học” do UBND xã quản lý. Tùy khả năng kinh tế của mỗi gia đình đóng góp vào “Kho thóc khuyến học” mỗi hộ từ 15kg trở lên, ngoài ra xã còn kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật. Cùng với xã Trạm Tấu, xã Pá Hu cũng vận động người dân xây dựng “Kho thóc khuyến học”.


Xuất kho thóc cho học sinh

Điều bất ngờ việc làm đó được đông đảo người dân tham gia. Trước việc làm đầy tính nhân văn đó, huyện Trạm Tấu đã phát động toàn dân xây dựng “Kho thóc khuyến học”, mỗi cán bộ công nhân viên chức trong huyện ủng hộ ít nhất một ngày lương, các thầy cô giáo ủng hộ từ 20 kg thóc trở lên. Từ hai xã Trạm Tấu và Pá Hu đến nay tất cả 10 trường bán trú huyện Trạm Tấu đều thành lập “Kho thóc khuyến học”.

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục, năm học 2012-2103 huyện Trạm Tấu đã vận động người dân đóng góp được 18 tấn thóc và 180 triệu đồng, nhiều cán bộ và các thầy cô giáo đóng góp vào “Kho thóc khuyến học” từ 50-100kg thóc. Ông Giàng A Hành đóng góp 60 kg thóc, ông thành thật: Trước đây các cháu đi học thất thường, số học sinh đi học chuyên cần chỉ đạt 80-85%. Hỏi vì sao thì các cháu trả lời: Đói thì đi học làm sao được... Khi thành lập “Kho thóc khuyến học” các cháu đi học đều hơn. Theo nhà trường báo cáo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần mấy năm nay đều đạt trên 95%. Xã Trạm Tấu hiện có khoảng 30 cháu tốt nghiệp trung cấp và đại học, một số cháu đã trở về xã công tác...


Bữa cơm của các cháu trường Tiểu học - THCS bán trú xã Bản Công

Mỗi vụ thu hoạch xã Trạm Tấu vận động người dân đóng góp 4 tấn thóc, một năm là 8 tấn thóc. Hiện “Kho thóc khuyến học” của xã Trạm Tấu có trên 4 tấn thóc và 30 triệu do cán bộ, nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp, ủng hộ. Đến nay các cháu không thuộc diện bán trú thì không phải trở về nhà sau buổi học sáng. Cháu Giàng Thị Vang, học sinh lớp 9B cho biết: Nhà cháu ở thôn Km14, cách trường hơn 3km, nhiều hôm học xong tiết thứ 5 trên đường trở về nhà cháu không muốn bước nữa. Về tới nhà ăn cơm xong thì cháu không muốn trở lại trường để học buổi chiều, mệt quá. Bây giờ được ăn bữa cơm trưa, cháu ở luôn tại trường. Thôn cháu có 20 bạn đều ăn trưa tại trường mà không phải về như trước nữa...

Nhiều cháu học sinh chịu khó đi học còn có một lý do là tới trường được ăn no và ngon hơn ở nhà. Tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh ở một số trường chưa được hưởng bát cơm từ “Kho thóc khuyến học”, ví như em Giàng Thị Thành và Giàng Thị Sua, thôn Bản Công, xã Bản Công, đều học lớp 5, các em phải mang cơm ở nhà đi. Sau giờ học buổi sáng, hai em lặng lẽ mang chiếc cặp lồng cơm ra chiếc ghế đá ngoài sân ăn. Nhìn suất ăn trưa của hai em thức ăn duy nhất là mấy miếng măng ớt đỏ lòm. Được biết gia đình hai em đều khó khăn, có cơm mang đi học là khá rồi. Các em cũng chưa biết nhà mình còn đủ cơm cho các em mang đi học được bao nhiêu ngày nữa, vì mùa giáp hạt ở Trạm Tấu cũng đã cận kề.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm