| Hotline: 0983.970.780

Khó tiếp cận vốn vay làm công trình khí sinh học

Thứ Hai 11/09/2017 , 08:01 (GMT+7)

Sau 4 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng đã đạt nhiều mặt tích cực.

Hàng ngàn công trình khí sinh học (KSH) sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên hộ chăn nuôi đang gặp trở ngại về vốn vay tín dụng.

14-10-22_ho_tro_xy_dung_hm_khi_sinh_hoc_cho_ho_chn_nuoi_o_ben_tre_-_nh_cb
LCASP hỗ trợ xây dựng hầm KSH cho hộ chăn nuôi ở Bến Tre

Nếu giai đoạn đầu các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ dễ tiếp cận nguồn vốn khi tham gia dự án thì từ năm 2017 cơ chế cho vay thay đổi khiến cho hoạt động dự án gặp khó, tiến độ chậm hơn.

Anh Nguyễn Văn Dũng, cán bộ Khuyến nông xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) nói: "LCASP triển khai xuống xã, sau khi bà con nông dân thông hiểu, triển khai dễ dàng. Trên địa bàn có HTX Tân Long 2 chuyên trồng bưởi da xanh, bà con thu nhập khá nên một số hộ xây dựng công trình KSH không phải vay vốn tín dụng".

Còn anh Huỳnh Thanh Nông, cán bộ kỹ thuật LCASP Tiền Giang cho rằng: LCASP ở Tiền Giang triển khai từ tháng 4/2014 đến nay xây dựng được 2.750/2.900 công trình KSH cho các hộ chăn nuôi. Chi phí hỗ trợ giai đoạn đầu 3 triệu đồng/công trình KSH/hộ. Trong đó Ngân hàng NN-PTNT cho vay 80% giá trị công trình, lãi suất 90% giá trị hiện hành với thời hạn vay 3 năm. Sắp tới mức hỗ trợ sẽ nâng lên 5 triệu đồng/hộ. Qua khảo sát nhu cầu, tỉnh Tiền Giang đang đề nghị bổ sung xây dựng thêm 1.500 công trình KSH.

Tuy nhiên, hiện nay dự án triển khai đang chậm tiến độ do một số vướng mắc về các định chế tài chính (ngân hàng) trong việc giải ngân nguồn vốn tín dụng của dự án. Cụ thể điều kiện muốn vay vốn hộ chăn nuôi phải thế chấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nên nhiều hộ còn ngần ngại.

Bên cạnh đó còn có yêu cầu hộ chăn nuôi phải xây hầm biogas rồi mới cho vay. Đây là cản trở lớn đối với họ. Hơn nữa theo quy định của nhà nước cho phép các ngân hàng giải ngân nguồn vốn vay bằng hình thức tín chấp với mức vay dưới 50 triệu đồng...

Cùng gặp trở ngại về hợp phần tín dụng cho hầm biogas cỡ nhỏ, ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, kiêm Giám đốc LCASP tỉnh Sóc Trăng nhận xét: Trước đây đối tác Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế và cách làm phù hợp nên rất nhiều hộ được vay vốn để xây dựng công trình KSH. Tuy nhiên, nguồn vốn của ngân hàng này chỉ tập trung ưu tiên chính cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, còn phần dành riêng cho dự án LCASP để làm công trình KSH không có chỉ tiêu. Trong khi nhu cầu vay vốn của người dân để phát triển chăn nuôi và xây dựng công trình KSH của tỉnh còn khá nhiều.

14-10-22_kiem_tr_nghiem_thu_cong_trinh_ksh_ti_mot_ho_chn_nuoi_o_dbscl_-_nh_cb
Kiểm tra nghiệm thu công trình KSH

Đối với Ngân hàng NN-PTNT, người dân cũng khó tiếp cận vốn vay, với lý do bên phía ngân hàng cho vay với hình thức thế chấp sổ đỏ, hơn nữa giá trị các hạng mục công trình KSH tương đối nhỏ nên ngân hàng cũng chưa mấy mặn mà.

Ông Tây đề nghị Ban Quản lý dự án LCASP Trung ương sớm có quyết định bổ sung Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thực hiện gói tín dụng thuộc hợp phần 2 như đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có ý kiến trong các cuộc họp trước đây.

Năm 2017, LCASP Sóc Trăng tiếp tục lắp đặt 1.500 công trình KSH quy mô nhỏ và 5 công trình quy mô vừa và tổ chức tập huấn cho khoảng 2.000 học viên biết cách ủ chua cỏ xanh làm thức ăn gia súc; ứng dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm