| Hotline: 0983.970.780

Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: Đội giá thêm... 4.300 tỉ

Khổ vì nhà thầu Trung Quốc

Thứ Năm 31/07/2014 , 10:29 (GMT+7)

Dự án đã chậm tiến độ 3 năm, hàng nghìn tỉ đồng bỏ ra mà chưa thấy hiệu quả. Chủ đầu tư tiếp tục xin điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên tới 8.100 tỉ đồng (trước đó là 3.800 tỷ).

Trước đó, Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, với tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng. Theo lộ trình, dự án này sẽ được nghiệm thu và chạy thử nghiệm vào năm 2011. 

Câu giờ

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Cty CP Gang thép Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 342/TTg – CN ngày 1/4/2005. Trên cơ sở này, ngày 5/10/2005 Hội đồng Quản trị TCty Thép Việt Nam đã có Quyết định phê duyệt Hồ sơ mang số 684/QĐ – ĐT phê duyệt Báo cáo đầu tư dự án.

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư là 3.884,3 tỷ Việt Nam đồng (tương đương với 242.503.000USD). Cơ cấu nguồn vốn để đầu tư dự án này bao gồm: Vốn tự có 375 tỷ (chiếm 10%), vốn vay từ nguồn tín dụng ưu đãi nhà nước 1.605 tỷ (chiếm 42%), vốn vay thương mại 1.863 tỷ (chiếm 48%).

Dự án này do tổng thầu là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (gọi tắt là MCC), chủ đầu tư là Cty CP Gang thép Thái Nguyên (gọi tắt TISCO) và nhà thầu phụ là TCty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Dự án này bắt đầu được khởi công và động thổ vào ngày 29/9/2007.

Vì đây là dự án thuộc Nhóm A của Chính phủ nên dự án Tisco giai đoạn 2 còn được ưu đãi, tạo điều kiện vay của các ngân hàng với lãi suất thấp.

Như vậy, về mặt nguồn lực để thực hiện dự án cũng tương đối thuận lợi nhưng chỉ sau lễ động thổ một thời gian ngắn dự án liên tục gặp khó khăn vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ thi công thậm chí còn bị ngưng trệ trong suốt một thời gian dài.

Theo chủ đầu tư là Cty CP Gang thép Thái Nguyên thì việc chậm trễ chủ yếu nằm ở gói thầu EPC số 01, cũng là gói thầu chính của dự án do nhà thầu Trung Quốc MCC đảm nhiệm. Để tháo gỡ khó khăn Chính phủ đã cho phép tách riêng phần C (xây dựng và lắp đặt) của hợp đồng EPC số 01 giao cho TCty Xây dựng Công nghiệp VN (VINAINCON) thực hiện do vậy đến 30/9/2009 dự án mới được tái khởi động và chính thức bắt đầu thi công.

Tuy nhiên, cũng như nhiều dự án trong lĩnh vực khác có doanh nghiệp Trung Quốc đứng ra làm tổng thầu, công việc thi công của dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 diễn ra không hề suôn sẻ.

Trong công việc, để bàn bạc giải quyết những vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc đều mất rất nhiều thời gian, cho dù chỉ là việc nhỏ nhất như thống nhất bằng văn bản giao việc cho các nhà thầu phụ thi công cũng phải mất từ 20 ngày đến 1 tháng.

Việc kí kết các phụ lục hợp đồng của tổng thầu MCC thì lại phải tính theo quý, theo năm. Mặc dù các nội dung đã được lãnh đạo và các chuyên gia của tổng thầu MCC thống nhất với chủ đầu tư, các nhà thầu. Nội dung đã gửi cho tổng thầu MCC để gửi mail cho GĐ dự án MCC từ tháng 6/2012 nhưng đến tháng 8/2012 nhà thầu Trung Quốc mới gửi lại mail cho chủ đầu tư chỉ để thông báo là: “Đợi đến khi các nhà thầu làm xong thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng được MCC chấp nhận thì MCC mới kí các phụ lục và hợp đồng thầu phụ mới”.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi và cán thép lên 1 triệu tấn/năm, Cty CP Gang thép Thái Nguyên đã tiến hành đầu tư xây dựng dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2. Đây là 1 trong 7 dự án quan trọng nằm trong quy hoạch phát triển của ngành thép Việt Nam giai đoạn 2010-2015.

Mất hai tháng chỉ để lấy ý kiến từ mail của tổng thầu MCC, việc này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà thầu khi thi công do vậy Cty CP Gang thép Thái Nguyên đã phải liên tục gửi văn bản TGĐ Tập đoàn MCC và GĐ dự án MCC để giải quyết dứt điểm kí hợp đồng và các phụ lục hợp đồng cho các nhà thầu thực hiện đồng thời đề nghị TCty Thép Việt Nam, Bộ Công thương có ý kiến với nhà thầu MCC kí các phụ lục và hợp đồng.

O bế

Ngoài việc chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian giải quyết các vướng mắc tại công trường thi công, phía tổng thầu MCC còn có nhiều hành vi ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện, nhà thầu MCC đã tự ý thay đổi một số thông số kĩ thuật của thiết bị không đúng với hợp đồng đã kí kết như: thay đổi công suất động cơ quạt gió khử bụi sàn ra gang từ 1.250 KW xuống chỉ còn 500 KW; thay đổi công suất động cơ quạt khử bụi máng quặng từ 560 KW xuống còn 315 KW. Về nội dung này chủ đầu tư đã có ý kiến với nhà thầu MCC và đơn vị tư vấn Sofreco yêu cầu làm rõ và báo cáo với cấp trên.

Tháng 9/2012, Cty CP Gang thép Thái Nguyên có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện dự án theo đó phần xây dựng giao Vinaincon thực hiện vẫn không đảm bảo tiến độ nên chủ đầu tư đã phải mời thêm các nhà thầu phụ là các công ty thuộc TCty lắp máy Lilama và các nhà thầu khác vào thực hiện.

Về phần gia công kết cấu thép cũng bị chậm tiến độ nên phải thu hồi lại nhiều hạng mục giao cho nhà thầu khác nâng tổng số các nhà thầu trong phần này lên tới 9 nhà thầu Vinaincon và 5 nhà thầu khác thực hiện. Riêng phần lắp đặt, nhà thầu MCC và Lilama đã triển khai lắp đặt ở các hạng mục bãi liệu – thiêu kết – luyện gang – luyện thép và oxy nhưng cũng đang gặp khó khăn về vật tư phục vụ công việc lắp đặt.

Cũng theo báo cáo của Cty CP Gang thép Thái Nguyên thì tính đến thời điểm này phần thiết bị do nhà thầu MCC chuyển đến công trường được 35.295,83 kg tương đương với 97,65% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên phần quan trọng nhất là hệ thống tự động hóa đo lường và thiết bị điều khiển thì phía nhà thầu TQ chưa chuyển đến. Một lần nữa, chủ đầu tư phải kiến nghị với Bộ Công thương có ý kiến tác động đến tổng thầu MCC để chuyển nốt chỗ thiết bị “tinh hoa” nhất đến công trường phục vụ công việc lắp đặt.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm