| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì tự mình báo dịch!

Thứ Năm 16/05/2019 , 16:37 (GMT+7)

Chuyện bi hài này xảy ra tại hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai…

Anh Nguyễn Văn Đằng, chủ hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) rầu rĩ tâm sự: “Gia đình tôi có tổng đàn 20 con heo nái và 219 con heo thịt (từ 90 -100 kg). Đang chuẩn bị cho lứa heo xuất chuồng thì tôi phát hiện ra một con nái bị bệnh, sốt, bỏ ăn và hôm sau lại thêm một con nái khác cứ ăn vào là bị ói, ban đầu tôi chỉ nghĩ là dịch heo tai xanh.

Tuy nhiên, những ngày sau nhiều con heo khác cũng có biểu hiện khác thường. Với kinh nghiệm nuôi heo lâu năm và qua tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tôi biết ngay đàn heo của mình đã dính dịch tả heo châu Phi nên mới báo ngay cho thú y xã và huyện xuống kiểm tra”.

Anh Đằng kể lại việc phát hiện ra những con heo nái đầu tiên bị bệnh

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi, đoàn liên ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã khẩn trương về triển khai tổ chức chôn, tiêu hủy heo dịch, sát trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, nhà kho, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh ổ dịch rất kỹ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đoàn chức năng lại cứ bảo là dịch heo tai xanh, chứ không phải là dịch tả heo châu Phi khiến gia đình anh rất bức xúc.

Chính từ đàn heo của gia đình anh Đằng công bố dịch nên giúp ngành chức năng truy thêm ra được ổ dịch khác trên địa bàn xã Bình Minh và kịp thời tiêu hủy. Đồng thời, huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch từ đây đã quyết định công bố dịch trên địa bàn 4 xã có xuất hiện ổ dịch.

Điều bi hài được nâng lên khi đích thân một vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định với báo chí rằng: Đồng Nai chưa có dịch tả heo châu Phi, hai ổ dịch đó (tại Trảng Bom và Nhơn Trạch) là dịch heo tai xanh, hai văn bản trên do hai huyện làm ẩu (!?).

Anh Đằng cho biết thêm: “Sau khi toàn bộ chuồng heo của tôi vừa bị tiêu hủy xong thì trong suốt những ngày vừa qua, có nhiều người đã gặp trực tiếp chửi hoặc điện thoại đe dọa vì cho rằng nếu là dịch heo tai xanh thì cần gì phải báo dịch, khiến giá heo xuống dốc và không ai tiêu thụ heo được nữa!”, anh Đằng phân trần.

Ngoài ra, anh Đằng cũng cho rằng, việc áp giá hỗ trợ cho đàn heo bị tiêu hủy giữa huyện và tỉnh cũng khác nhau nên bà con không biết được giải quyết cho nhận mức nào là đúng. “Nếu tính theo giá hỗ trợ của huyện thông báo trước ngày tiêu hủy heo (25/4), với heo nái có mức hỗ trợ là 42.000 đồng/kg; heo thịt 38.000 đồng/kg. Tính giá này thì gia đình tôi sẽ được nhận tổng số tiền hỗ trợ là 800 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức giá hỗ trợ của tỉnh đưa ra sau ngày tiêu hủy (27/4) là với heo nái 4,5 triệu đồng/con; heo thịt 3 triệu đồng/con; heo từ 3-4 tháng tuổi là 2 triệu đồng/con; heo 1-2 tháng tuổi là 500 ngàn đồng/con; heo theo mẹ là 300 ngàn đồng/con. Như vậy, nếu phải nhận mức giá hỗ trợ này thì gia đình tôi chỉ nhận được tổng số tiền là 500 triệu đồng”.

Anh Đằng đang buồn rầu bên hố chôn đàn heo bệnh tại góc vườn nhà mình

Theo anh Đằng, nếu anh không có ý thức vì cộng đồng xã hội, âm thầm bán tháo hết đàn heo thịt đã đến ngày xuất chuồng thì anh sẽ gỡ được khoảng 1 tỷ đồng, thừa chi trả tiền thức ăn cho công ty. Tuy nhiên, khi thấy đàn heo nái có biểu hiện bệnh khác thường, anh đã quyết định báo dịch để cơ quan chức năng xuống kiểm tra xử lý tránh lây lan cho cộng đồng thì gia đình anh lại bị thiệt đơn thiệt kép, thậm chí còn nghe chửi và đe dọa.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm