| Hotline: 0983.970.780

Khó xử vì mẹ đẻ bất hòa với chồng

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:54 (GMT+7)

Cháu như bị phân thân, mẹ trở tính khó khăn khắc nghiệt, chồng như khách, đời sống tưởng đã được hàn gắn mà lại bấp bênh hơn ngày có chuyện. Cháu phải làm sao đây cô?

Cô kính mến!

Khi vào tuổi trung niên cháu mới thấy cuộc sống vợ chồng nói riêng và cuộc đời nói chung quá nặng nhọc, bộn bề. Con gái lớn của cháu năm nay sẽ thi đại học, con gái nhỏ thì vào lớp 9.

Chồng cháu là viên chức thu nhập tạm ổn còn cháu thì nội trợ mà thôi. Ai coi thường công việc của những phụ nữ như cháu, mặc kệ họ, cháu thấy mình vẫn giá trị như người đi làm. Bởi vì cháu vừa làm vợ vừa làm mẹ và vừa làm cô giáo cho các con.

Cháu là con gái một nên khi ba cháu qua đời, vợ chồng cháu đã đón mẹ cháu đến ở cùng, căn hộ của mẹ cháu cho thuê để bà có tiền sinh hoạt cá nhân.

Tưởng thu xếp vậy là yên nhưng hồi hai đứa cháu khó khăn thì mẹ cháu giúp đỡ vô tư, giờ thấy mẹ sống không dễ dàng với con rể. Mấy năm qua mỗi ngày tích tụ một ít, nay không khí trầm trọng đến nỗi chồng cháu đã xin chuyển đi một tỉnh khác, cuối tuần mới về qua nhà và khi có anh ấy thì mẹ cháu không xuống lầu ăn cơm cùng.

Căn nguyên bắt đầu từ dạo anh ấy có một cô bồ cùng ngành nhưng ở tỉnh khác. Ban đầu cháu và cả mẹ cháu không tin một chút nào vào lời đồn nhưng thấy anh ấy có những dấu hiệu lạ nên đã rình bắt.

Cô ta là dân học tại chức cùng anh ấy, đến thị xã cháu học và ở nhà trọ. Lúc ấy cháu uất hận lắm, cô ta không xinh hơn cháu, nếu có hơn thì chỉ là cái mác viên chức mà thôi.

Cháu biết chồng mình vốn nhát nên bị tấn công mồi chài. Mẹ cháu quậy, cô ta phải âm thầm bỏ học. Cháu không cho mẹ làm già vì sợ chồng cháu cũng sẽ bị kỷ luật. Sau sự kiện đó, mẹ cháu bất nhẫn với con rể ra mặt.

Một nguyên do sâu xa nữa là mẹ cháu có học mà chồng cháu lại là người không say mê tri thức. Anh học không vào. Tấm bằng tại chức còn dang dở tới tận hôm nay.

Mẹ nói đáng ra anh họ Bùi mới phải. Và nhiều chi tiết biểu hiện khác. Hoàn cảnh anh ấy rất đáng thương, mẹ góa con côi, gia đình ở vùng sâu vùng xa, so với bên cháu mấy đời là dân thị tứ nên làm sao mà không khác được. Hôn nhân là duyên phận, đúng không cô?

Cháu khóc thầm biết bao nhiêu từ khi anh chuyển đi tỉnh khác. Mọi chuyện đưa đón, dạy dỗ con cái cháu tự xoay hết. Nói thì anh bảo có bà ngoại giúp rồi, anh là người thừa.

Mà nhiều lúc cháu cũng thấy anh là người thừa trong chính mái nhà của mình. Cháu như bị phân thân, mẹ trở tính khó khăn khắc nghiệt, chồng như khách, đời sống tưởng đã được hàn gắn mà lại bấp bênh hơn ngày có chuyện. Cháu phải làm sao đây cô?

Cô giữ kín email cho cháu.

Cháu thân mến!

Có mấy vấn đề cần phải nói sâu trong cuộc hôn nhân và cuộc sống của cháu.

Thứ nhất, có thể phẩm chất và sức học của chồng cháu không bằng mẹ cháu, hay nói đúng ra, cậu ấy không như kỳ vọng ban đầu của mẹ cháu về chàng rể duy nhất của bà.

Việc ấy không thay đổi được, không can thiệp được, nó như là may nhờ rủi chịu, cháu đã yêu và không chán những điểm ấy, sao mẹ cháu lại coi thường rể ra mặt như vậy?

Thứ hai, đàn ông có bồ, bây giờ ấy là “chuyện nhỏ như con thỏ”, bởi vì rất đông người như vậy, nó là một trong những tệ nạn ngày nay. Chồng cháu không theo mốt, không ảnh hưởng “phong trào” nhưng phụ nữ họ chủ động quá, cũng khó tránh.

Và cháu đã bình tâm, đã nhận thức được kiểu tình cảm sớm nắng chiều mưa ấy nên đã cho qua. Rất đáng hoan nghênh, vì độ lượng là phẩm chất của đàn bà, xé nhau ra thì tan đàn, con cái lãnh đủ.

Nhưng mẹ cháu thì không cho qua, âu cũng là quy luật tâm lý. Nếu chồng cháu là người xuất sắc, trí tuệ, hơn nữa, giỏi việc nhà, giỏi ứng xử nữa thì họa may bà sẽ nguôi và xóa tội cho.

Thứ ba, cháu đem mẹ về ở, cháu có bàn kỹ với chồng không, hay là chạnh cảnh góa của mẹ mà làm rồi giờ mắc kẹt? Vấn đề nằm ở chỗ này đây. Con là dâu, rể là khách, cháu và mẹ chắc chắn đã vô tình lấn át không gian sống của người đàn ông chủ gia đình nên cậu ấy bất mãn. Có thể chăng?

Một người yếm thế, có “tiền án tiền sự” về tình ái nữa và có thể, có nhiều tính cách mà khi ở chung mẹ vợ và rể mới cùng bộc lộ và cậu ấy đã chọn giải pháp “hiền”: Đi tỉnh khác, thi thoảng gặp, càng thưa gặp càng tốt.

Và cuối cùng, vợ chồng trung niên, ăn ở đã lâu, bắt đầu nhàm và chán. Ấy là chưa nói chuyện dù cậu ấy “thua” trong chuyện bồ bịch nhưng mẹ vợ và vợ làm quá (đi bắt ghen và quậy tưng cô kia), cậu ấy bị tổn thương, uất ức và không nói ra được.

Mỗi việc một giọt nước, nó đã làm tràn cái sự chịu đựng nhau cho dù xét về mặt lý, có khi cậu ấy thất lý, đã kém học hành mà còn ngoại tình!

Rất nên thu xếp cách khác. Mẹ về lại căn nhà của mẹ, như bao người neo đơn, cháu lui tới và hỗ trợ tiền thuê người. Khi nào mẹ yếu hẳn hãy tính. Thử bàn hết nước với chồng, để xem cậu ấy tính sao, nghĩ gì và ấm ức điều gì, nếu có.

Rồi cậu ấy sẽ đến tuổi hưu, chung chạ không ổn thì nên tính kỹ cho chồng, mẹ của mình, mình nên tính bằng cách khác. Bà ngoại cũng cần nhưng con cái cần bố hơn.

Nếu cô là mẹ cháu, cô sẽ hành xử theo lối kiêu hãnh của người có học và có nhà, cô không về ở vậy đâu. Tự do của mình và tự do của các con phải hài hòa, từ đó mà mọi thứ sẽ có khoảng cách để yên bình, bền vững.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm