| Hotline: 0983.970.780

Khoa học và công nghệ thúc đẩy xây dựng NTM

Thứ Hai 29/08/2016 , 08:02 (GMT+7)

Nhiều kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH-CN) trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

105 công nghệ trong SX nông nghiệp

Chương trình KH-CN phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai từ năm 2011. Ngay từ đầu, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã bám sát thực tiễn, đề xuất những nhiệm vụ có tính cấp bách, tổ chức lựa chọn 130 nhiệm vụ trình Bộ Bộ NN- PTNT phê duyệt.

Đặc biệt, Chương trình đã nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển KT- XH nông thôn. Trong đó, lựa chọn được các giống cây trồng triển vọng có năng suất, chất lượng để đưa vào cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng trên các chân đất khác nhau.

Chương trình cũng đề xuất được các giải pháp KH- CN và tổ chức quản lý sản xuất chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn về dịch bệnh; xây dựng 2 mô hình chuỗi giá trị khép kín tại Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu; xây dựng quy chuẩn trang trại chăn nuôi lợn an toàn khu vực Đông Nam bộ.

Ngoài ra đề xuất bộ tiêu chí quy hoạch, thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa gắn với xây dựng NTM tại ĐBSH và ĐBSCL. Cùng với đó, chuyển giao 105 công nghệ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đã đào tạo/tập huấn cho hơn 6.000 lượt người (500 cán bộ kỹ thuật và 5.500 nông dân).

Tạo nền tảng thủy lợi nội đồng thuận lợi vùng duyên hải Nam Trung bộ, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chế độ canh tác, chuyển đổi SX lúa có hiệu quả. Tăng năng suất 20-25% so với canh tác truyền thống, tiết kiệm nước tưới 13% ở vụ ĐX và 20% ở vụ HT; đối với rau là 20-30%.

Giảm phát thải khí nhà kính 20%, tăng thu nhập cho người dân 15% nhờ nghiên cứu công nghệ quản lý, chế độ canh tác lúa nước.

Mô hình liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng hiệu quả trồng cà rốt lên 200%; hiệu quả trồng rau các loại tăng 200%; tăng hiệu quả liên kết SX chế biến và tiêu thụ chè trên 20%.

Từ đó năng suất lúa bình quân của mô hình là 6,1 tấn/ha, cao hơn năng suất của các giống lúa khác ngoài mô hình từ 9-10%. Tăng lợi nhuận lên 43,86 triệu đồng/ha ở mô hình áp dụng đồng bộ kỹ thuật SX, chế biến, bảo quản và tiêu thụ so với 16 triệu đồng/ha của canh tác truyền thống, tăng 274,12%.

Tăng thu nhập bình quân nhân khẩu cho các hộ lên 89,5 triệu đồng/người/năm trong mô hình trồng bưởi da xanh; 17,8 triệu đồng/người/năm trong mô hình trồng cam sành ở Bến Tre; 30,6 triệu đồng/người/năm trồng cam sành và 35 triệu đồng/người/năm trong mô hình trồng bưởi lông ở Tiền Giang. Tăng năng suất khoảng 20% trong mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm.

 

Hiệu quả xã hội

Trong giai đoạn tới, Chương trình tiếp tục xây dựng các mô hình ứng dụng các TBKT có sự tham gia đầu tư của các DN, trong đó có ít nhất 60% mô hình tổ chức SX liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa từ SX đến tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH các xã xây dựng NTM.

Ngoài ra, chương trình đã tiến hành chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền, tăng hiệu quả sản xuất lên tối thiểu 25%, góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 20% trở lên...

Đến nay Chương trình mới thực hiện 50% mục tiêu và nội dung Quyết định 27/QĐ-TTg. Kính đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tiếp thu và chỉnh sửa theo các ý kiến của hội nghị, để hoàn thành mục tiêu và nội dung của quyết định 27, phục vụ có hiệu quả Chương trình MTQG về xây dựng NTM thời gian tới.

Trước mắt, cho phép 28 nhiệm vụ mới được cấp kinh phí quý I/2016, được kéo dài đến 2017 để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng, quản lý phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề tài dự án của Chương trình, lồng ghép việc thực hiện Chương trình với các chương trình phát triển KT- XH, KHCN, hợp tác quốc tế khác có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho Chương trình.

Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình KH- CN phục vụ xây dựng NTM diễn ra vào trung tuần tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT (khi ấy là ông Cao Đức Phát) đánh giá, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong lúc nguồn lực còn hạn chế, thời gian ngắn nhưng đã lựa chọn, triển khai được 68 đề tài, trong đó đã hoàn thành được 20 đề tài với kết quả tốt, thiết thực góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của Chương trình xây dựng NTM; bổ sung căn cứ khoa học cho việc điều chỉnh bộ tiêu chí; đề xuất một số cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM.

Đồng thời, đã xây dựng được nhiều mô hình tổ chức SX, ứng dụng KHKT đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân và đã tổ chức đào tạo, tập huấn số lượng lớn cán bộ và nông dân.

Mặt khác, Ban Chủ nhiệm Chương trình cũng đã tạo được cơ chế phối hợp tham gia của các Bộ ngành, địa phương, DN, huy động bổ sung nguồn lực đối ứng được 165 tỷ đồng tư của DN và người dân, chiếm 43% tổng kinh phí thực hiện.

Trong bối cảnh, Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 là chương trình tổng hợp của nhiều chương trình mục tiêu và MTQG khác, bao quát hầu hết các mặt của đời sống nông thôn, Chương trình KN- CN phục vụ xây dựng NTM cần rà soát lại nội dung và đề xuất bổ sung điều chỉnh khung Chương trình để phát huy những mặt được, khắc phục các tồn tại và bám sát các nhu cầu thực tiễn, trong đó ưu tiên nghiên cứu những vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.