| Hotline: 0983.970.780

Khoai lang quyết đi chính ngạch

Chủ Nhật 01/09/2019 , 10:10 (GMT+7)

Vĩnh Long là thủ phủ khoai lang vùng ĐBSCL, diện tích dao động khoảng 13.000ha. Nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân - Bình Tân Sweet Potatoes” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận.

Khoai lang Bình Tân nổi tiếng cả nước.

Đưa khoai lang đi chính ngạch vào Trung Quốc đang được Vĩnh Long chuẩn bị ráo riết cho sân chơi mới này.
 

Nóng chuyện khoai lang GAP

Những ngày này, chúng tôi đến vùng SX khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hưng, xã Thành Trung, huyện Bình Tân bà con đang phơi ruộng để chuẩn bị cho vụ mới. Khoai chưa có, nhưng làm thế nào để đưa được khoai lang đi chính ngạch vào Trung Quốc câu chuyện cứ nóng hổi từ nhà ra ruộng.

Anh Trịnh Thanh Hoàng, PCT Hội Nông dân xã Thành Trung phấn khởi lấy xe gắn máy dẫn chúng tôi đi một vòng trong ấp đến gặp những hộ trồng khoai lang VietGAP. Anh Hoàng cho biết, vừa qua Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai mô hình SX tiên tiến đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cây khoai lang.

Mô hình được thực hiện tại xã Thành Trung trên diện tích 50ha với 64 hộ nông dân tham gia. Bà con tham gia mô hình được dự án hỗ trợ đầu tư 30% vật tư nông nghiệp. Các khoản khác được hỗ trợ hẳn 100% gồm: Xây dựng điểm pha thuốc BVTV, mua đồ bảo hộ lao động phun xịt thuốc, tủ thuốc y tế, tập huấn, đào tạo kiểm tra viên nội bộ, phân tích mẫu đất, nước và phí chứng nhận VietGAP.

Trưởng ấp Thành Hưng Lê Văn Sáng dẫn chúng tôi ra thăm nơi pha thuốc và súc rửa vỏ chai, nói: Ban đầu triển khai ghi nhật ký mua, sử dụng thuốc BVTV, mặc đồ bảo hộ, thu gom bao bì vỏ chai bà con chưa quen còn lúng túng. Đến nay, qua nhiều đợt tập huấn và SX mọi việc đã ổn mọi người rất đồng tình ủng hộ. Khi phun xịt có đồ bảo hộ, nơi pha thuốc và súc rửa bình rất an toàn. Hàng tháng, có xe thu gom vỏ chai không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, đang tiến hành xây dựng nhà kho để đáp ứng các yêu cầu chứng nhận VietGAP.

11-10-59_2_ong_le_vn_sng_truong_p_thnh_hung_ghi_chep_nht_ky_khoi_lng
Ông Lê Văn Sáng, Trưởng ấp Thành Hưng chép nhật ký khoai lang.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Vĩnh Long cho biết: Mô hình hướng đến tập huấn cho nông dân nhận biết danh mục các sản phẩm thuốc BVTV là chất cấm ở thị trường Trung Quốc. Nông dân thực hiện ghi chép sổ tay, thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để đúng nơi quy định. Mặc quần áo bảo hộ bảo vệ sức khỏe bản thân.

Một điểm quan trọng của mô hình là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Thông qua phần mềm Agritel, thương lái có thể xem và biết được các giai đoạn sinh trưởng, người trồng, diện tích của cây khoai lang các nơi trên địa bàn. Phần mềm này có nhiều thông tin nông dân tự cập nhật bằng smartphone của mình.

Thực hiện quản lý dịch hại trên cây khoai lang và thực hiện cấp mã số vùng trồng cho khoảng 200ha trong năm nay là một điểm nhấn quan trọng. Để làm điều này, trước tiên Chi cục sẽ phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TP.HCM để tập huấn cho bà con một số loại dịch hại và biện pháp quản lý.
 

Xác định con đường phải đi

Vùng chuyên canh khoai lang của tỉnh Vĩnh Long có diện tích dao động khoảng 13.000ha, tập trung tại các xã Thành Đông, Thành Trung, Nguyễn Văn Thảnh trên địa bàn huyện Bình Tân. Năng suất bình quân khoảng 50 - 60 tạ/công. Bà con nông dân thường SX luân canh hai vụ màu, một vụ lúa cho sản lượng khoảng 300 nghìn tấn khoai/năm. Hiện nay, nông dân Vĩnh Long chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chỉ còn một số ít SX các loại khoai lang đỏ, khoai sữa để phục vụ nhu cầu trong nước.

Việc khoai lang chưa được xuất khẩu bằng đường chính ngạch khiến giá khoai giảm sâu trong nhiều tháng qua, SX hầu như không có lãi. Giá khoai lang không GAP trung tuần tháng tám là 510.000 đồng/tạ. Giá này, nếu nông dân sản xuất trên đất nhà lãi từ 5 - 7 triệu đồng/công. Nếu thuê đất SX thì chỉ hòa vốn.

Riêng khoai được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP giá dao động từ 550.000 - 560.000 đồng/tạ. Chẳng những được lãi khá hơn mà các thương lái cũng tự tìm đến để mua hàng. Vì vậy, nông dân trồng khoai Bình Tân càng phấn khởi phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh làm VietGAP để chuẩn bị cho sân chơi này.

Nông dân được tập huấn phun xịt thuốc đúng theo quy định.
Nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân - Bình Tân Sweet Potatoes” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long đến các quốc gia khác. Khoai lang Bình Tân cũng đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc.

Khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Vĩnh Long. Để cây khoai lang phát triển bền vững, đem lại thu nhập khá cho người trồng là điều mà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, cũng như ngành nông nghiệp hết sức quan tâm. Đánh giá lại nhu cầu khoai lang của thị trường Trung Quốc là điều cần thiết ngay lúc này.

Ông Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết: Trung Quốc là thị trường truyền thống, lại sát biên giới của Việt Nam nhưng đã không còn là thị trường dễ tính như cách mà DN xuất khẩu của Việt Nam đã định vị trước đây, có nhiều nguyên nhân có thể kể tới.

Thứ nhất, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đây, nông sản Việt Nam xuất khẩu qua thị trường 1,4 tỷ dân này chủ yếu nhắm vào phân khúc giá rẻ. Những năm qua, nền kinh tế nước này đã không ngừng phát triển với tốc độ cao vào hàng nhanh nhất thế giới. Vì vậy, nhu cầu sản phẩm giá rẻ, như của Việt Nam hiện tại đã không còn là lựa chọn của người tiêu dùng nước này.

Thứ hai, việc xuất khẩu tiểu ngạch qua đường biên mậu luôn tồn tại những rủi ro cho cả hai phía. Vấn đề lớn nhất mà thị trường này quan tâm là vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.

Việc xuất khẩu không chính ngạch sẽ dễ dàng bị phát hiện và tịch thu bởi cơ quan chức năng nước sở tại. Theo cơ chế kinh tế thị trường, giá của sản phẩm do thị trường quyết định. Vì vậy, để giảm rủi ro thua lỗ khi xuất khẩu bằng hình thức này, DN trong nước sẽ giảm giá thu mua, khiến người cuối cùng chịu thiệt hại đó là nông dân.

Hướng nông dân vào HTX, sản xuất đúng quy trình

Cũng theo ông Liêm, vừa qua hợp tác song phương giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước thay đổi lớn. Trong đó, xu hướng nông sản nhập khẩu vào thị trường hai bên phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Xuất khẩu chính ngạch, nông sản đảm bảo chất lượng VSATTP, có truy xuất nguồn gốc đã mở ra cơ hội cũng như thách thức lớn.

Về phía tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV xây dựng vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Khâu quan trọng là hướng nông dân vào HTX để SX theo cùng quy trình tạo ra sản phẩm đồng nhất. Điển hình như cánh đồng mẫu lớn khoai lang là mô hình kiểu mẫu với diện tích hơn 30ha của HTXNN Thành Đông tại xã Thành Đông (Bình Tân).

Nơi đây đã ứng dụng nhiều phương pháp canh tác cải tiến sản xuất khoai lang theo quy trình GlobalGAP. Sản phẩm từ mô hình luôn đạt tiêu chuẩn ATVSTP. Lợi nhuận cao hơn bên ngoài mô hình từ 1,5 - 2 lần do giảm lượng phân bón, thuốc BVTV và có nhiều sản phẩm khoai đạt tiêu chuẩn loại một.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp xây dựng xây dựng chuỗi giá trị trên cây khoai lang. Khâu xúc tiến đầu ra đang được tỉnh quan tâm nhiều đến quảng bá thương hiệu sản phẩm, chuẩn bị bao bì, bảo quản sau thu hoạch.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm