| Hotline: 0983.970.780

Khoai tây, hành tây Đà Lạt 'lao dốc', người trồng thua lỗ nặng

Thứ Tư 04/04/2018 , 06:30 (GMT+7)

Vài tuần gần đây, giá hành tây, khoai tây tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trượt giá mạnh so với niên vụ trước khiến nhà vườn lâm vào cảnh thua lỗ nặng.

Cùng thời điểm, xuất hiện thông tin trên thị trường tràn lan các mặt hàng cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến giá cả hai loại nông sản này lâm vào cảnh “chợ chiều”.

09-34-09_nh_1
Thu hoạch khoai tây ở Đà Lạt

So với năm trước, niên vụ này khoai tây, hành tây được cho là có năng suất và chất lượng cao hơn hẳn. Vào thời điểm trước tết, khoai tây có giá 14.000 - 16.000đ/kg, hành tây cũng ở mức 11.000đ/kg. Tuy nhiên, nhà vườn còn chưa kịp “ăn mừng” thì đã phải nếm “trái đắng”.

Hiện không ít vườn không thể bán được do thương lái viện lý do chê hàng xấu mặc dù giá đã xuống thấp dưới mức có thể. Nhà vườn đổ lỗi cho mặt hàng cùng loại của Trung Quốc tràn vào khiến cung vượt quá cầu dẫn đến hàng hóa ế ẩm.

Chị Nguyễn Thị Thương, ngụ khu Đất Mới, TP Đà Lạt cho biết, cuối năm 2017 gia đình đầu tư trên 50 triệu đồng trồng 3.000m2 hành tây. Đến thời kỳ cho thu hoạch, cũng như nhiều gia đình khác, vợ chồng chị Thương hồ hởi vui mừng vì hành tây dự kiến sẽ cho năng suất cao do thời tiết thuận lợi.

Tưởng giá hành tây sẽ được như niên vụ trước, gia đình chị Thương ước tính sẽ thu về không dưới 100 triệu đồng tiền lãi. Tuy nhiên, khi thu hoạch thì giá hành tây lại liên tục “lao dốc”. Thời điểm hiện nay, 1kg hành tây loại đẹp nhất cũng chỉ bán được 3.000 đồng, giảm hơn 50% so với niên vụ trước. Những trận mưa cục bộ đầu mùa càng khiến cho loại nông sản này rớt giá mạnh hơn vì nhà vườn buộc phải thu hoạch dồn dập.

Tại huyện Đơn Dương, nơi có diện tích hành tây, khoai tây lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, trung bình 1kg hành tây tại vườn chỉ có giá 2.000 đồng, nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Với giá bán này, mỗi sào hành tây (1.000m2) nhà vườn phải bù lỗ thêm khoảng 3 triệu đồng nữa mới đủ vốn đầu tư ban đầu, đó là chưa kể tiền thuê người thu hoạch với giá khoảng 250.000 đồng/ngày và công sức bỏ ra chăm sóc trong 3 tháng.

Do giá xuống quá thấp nên khoảng 50 tấn hành tây của gia đình ông Nguyễn Văn Tài, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương vẫn phải nằm trong kho hơn 2 tuần qua. Ông Tài cho biết, với giá như hiện tại nếu bán sẽ lâm vào thua lỗ nặng nên gia đình ông buộc phải đưa hành tây vào lưu trong kho để chờ giá lên.

09-34-09_nh_3
Khoai tây Trung Quốc thường xuất hiện khi Đà Lạt hết mùa

Tương tự, những hộ trồng khoai tây cũng đang lâm vào cảnh khốn khó, do giá đang xuống rất thấp. Cùng thời điểm này năm trước, khoai tây Đà Lạt loại một có giá 11.000đ/kg thì hiện chỉ đạt 7.000đ/kg. Nếu bán đổ đồng cả vườn, thương lái chỉ chịu mua với giá từ 4.000 - 5.000đ/kg.

Anh Đinh Văn Hoài, Trại Mát, TP Đà Lạt cho biết, giá khoai tây như hiện nay nhà vườn mới chỉ vừa đủ thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Người trồng sẽ phải chịu lỗ phần tiền thuê nhân công thu hoạch và công sức bỏ ra chăm sóc suốt gần 4 tháng.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, cách đây gần 1 tháng, các tiểu thương đã ngừng nhập khoai tây, hành tây Trung Quốc, bởi Lâm Đồng đã bước vào chính vụ thu hoạch. Thông thường việc nhập hàng từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 2 năm sau, khi Đà Lạt đã hết mùa. Khi nào khan hiếm hàng thì họ mới nhập về thôi.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm