| Hotline: 0983.970.780

Khoán mới có lợi cho người nhận khoán

Thứ Hai 25/06/2012 , 10:42 (GMT+7)

Cty TNHH – MTV Cà phê EaSim (gọi tắt là Cty Cà phê Ea Sim) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Tổng Cty Cà phê Việt Nam.

Cty TNHH – MTV Cà phê EaSim (gọi tắt là Cty Cà phê Ea Sim) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Tổng Cty Cà phê Việt Nam.

Đứng chân trên địa bàn xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, Cty Cà phê Ea Sim là vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đây rất nhạy cảm và phức tạp. Cty hiện đang quản lý 1.000ha đất, trong đó có 684 ha trồng cà phê, 166 ha diện tích đất cà phê thanh lý, còn lại là đất chuyên dùng. Những năm qua, Cty đã vượt qua khó khăn thử thách vững bước đi lên, đời sống công nhân viên không ngừng được nâng cao. Nhiều hộ gia đình công nhân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ khi Cty thực hiện phương án khoán giai đoạn 2011-2015, đại đa số hộ nhận khoán đã đồng tình với phương án khoán, tuy nhiên còn một số ít hộ nhận khoán (khoảng trên 7%) không những không ký nhận khoán mà còn không giao nộp sản phẩm cho Cty, vận động, lôi kéo, tổ chức khiếu kiện tập thể… Trước sự việc trên, có một vài phương tiện thông tin đại chúng phản ánh thiếu khách quan, trung thực về phương án khoán ở Cty. Từ sự việc trên, chúng tôi đã tìm hiểu về phương án khoán mới ở Cty Cà phê Ea Sim.


Cà phê đến thời kỳ thu hoạch

Khoán mới đã hài hòa các lợi ích

Phương án khoán sản xuất cà phê giai đoạn 2007-2010 của Cty Cà phê Ea Sim đã kết thúc hợp đồng giao nhận khoán giữa các hộ nhận khoán với Cty và đã thanh lý hợp đồng. Cty Cà phê Ea Sim đã tiến hành xây dựng Phương án khoán sản xuất cà phê giai đoạn 2011 – 2015. Phương án khoán được xây dựng trên cơ sở:

Về pháp lý như Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành và của Tổng Cty Cà phê Việt Nam.

Về thực hiện việc dân chủ: Cty đã tổ chức các hội nghị chuyên đề về khoán mới gồm: Cuộc họp BCH Đảng uỷ, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, các tổ chức đoàn thể quần chúng là hình thức dân chủ đại diện, các phòng ban Cty góp ý xây dựng về phương án khoán.

Tiếp đó, phương án khoán tiếp tục thông qua Hội đồng thẩm định của Tổng Cty Cà phê Việt Nam sau đó hoàn thiện và trình phê duyệt. Các đơn vị thành viên trong Tổng Cty Cà phê VN đều thực hiện như vậy.

Việc xây dựng phương án khoán vườn cà phê ở Cty Cà phê Ea Sim là cơ sở pháp lý và dân chủ chứ không phải áp đặt. Ngày 22/6/2011 Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Cty Cà phê Việt Nam ra Quyết định số 344/QĐ-HĐTV phê duyệt Phương án giao nhận khoán sản xuất cà phê giai đoạn 2011-2015 của Cty TNHH MTV Cà phê Ea Sim. Sau khi có quyết định, Cty đã tổ chức học tập phương án khoán và triển khai ký kết hợp đồng giao nhận khoán với các hộ nhận khoán. Đến nay 93% các hộ đã ký hợp đồng nhận khoán, còn lại hộ chưa ký chiếm 7%. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết ở trong cùng một vùng đất, vườn cây cà phê có độ tuổi gần ngang nhau, nhưng mức khoán của Cty Cà phê Ea Sim thấp hơn so với các Cty bạn như Cty TNHH – MTV Cà phê Việt Đức, Cty TNHH – MTV Cà phê EaH’nin…

Phương án khoán giai đoạn 2011-2015 của Cty Cà phê Ea Sim được đại đa số người nhận khoán đồng tình, phương án khoán cơ bản đã đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên và thấp hơn so với khoán cũ gần 100 kg quả cà phê/ha. Như vậy, một số hộ không ký hợp đồng khoán cho rằng mức khoán Cty đưa ra là cao, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động là không có cơ sở.

Bài học cho những ai cố tình chiếm đoạt tài sản của Nhà nước

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: từ năm 1993 Cty có chính sách giao khoán vườn cây cà phê cho công nhân nhận khoán. Những năm sau đó đã xuất hiện một số ít hộ công nhân chây ì không giao nộp đủ sản phẩm nhận khoán cho Cty mà họ đã ký kết trong hợp đồng nhận khoán. Như vậy, một số hộ không giao nộp cà phê cho Cty là chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mặc dù Cty đã có nhiều biện pháp như vận động thuyết phục… nhưng một số ít hộ này vẫn không chịu giao nộp sản phẩm cho Cty. Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, góp phần giữ kỷ cương pháp luật, Cty buộc phải tiến hành khởi kiện một vài đối tượng ra tòa.

Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đăk Lăk trên là lời cảnh báo và là bài học cho những ai cố tình chiếm đoạt tài sản của Nhà nước cũng như không chấp hành trong việc ký kết hợp đồng giao nhận khoán vườn cây cà phê không chỉ ở Cty Cà phê Ea Sim mà còn ở một vài Cty khác.

Cụ thể như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình trú tại thôn 11, xã Ea Ktul, huyện CưKuin. Ngày 12/3/2012 Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 198/2011/DSPT ngày 28/10/2011, V/v: “Đòi lại tài sản” của Cty Cà phê Ea Sim do bản án dân sự sơ thẩm số: 11/2011/DSST ngày 22/8/2011 của TAND huyện Cư Kuin bị kháng cáo.

Tòa đã tuyên với nội dung chính như sau: Buộc ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị Dung (vợ) phải giao trả cho Cty TNHH MTV Cà phê Ea Sim diện tích 0,7568ha cà phê tại thôn 11, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Buộc ông Nguyễn Văn Bình, bà Nguyễn Thị Dung (vợ) phải trả cho Cty Ea Sim 11.563 kg cà phê quả tươi (tính hết vụ 2010) và tiếp tục trả sản phẩm cà phê theo quy định cho đến khi bàn giao rẫy cho Cty và giao trả Cty 955.980đ tiền thuế nông nghiệp vụ 2002 và vụ 2003. Cty TNHH MTV Cà phê Ea Sim có trách nhiệm thanh toán cho ông Nguyễn Văn Bình (bà Nguyễn Thị Dung) 16.206.000đ công chăm sóc vườn cây, được khấu trừ 955.980đ, còn phải trả quy tròn là 15.250.000đ cho ông Bình (bà Dung)…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm