| Hotline: 0983.970.780

Khoảng 200.000 trẻ em mất tích ở Trung Quốc mỗi năm, 1% được tìm thấy

Thứ Năm 25/08/2016 , 08:01 (GMT+7)

Ở Trung Quốc, nhiều đồn cảnh sát không chấp nhận thụ lý một vụ người mất tích nếu người đó chưa biến mất đủ 24h, trừ khi có bằng chứng “sờ sờ” về một vụ bắt cóc. Và như thế, thường là những kẻ bắt cóc có ít nhất là một ngày để cao chạy xa bay...

Nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em ở Trung Quốc đã nghiêm trọng tới mức Chính phủ nước này phải tổ chức một lực lượng quy mô toàn quốc chống bắt cóc trẻ em. Tuy nhiên tệ nạn này không vì thế mà giảm bớt. Nhiều người nói chuyện bắt cóc, buôn bán trẻ em còn được làm trầm trọng bởi sự thờ ơ của cả các cơ quan thực thi pháp luật và xã hội Trung Quốc.

Hằng năm, lực lượng này thực hiện nhiều đợt bố ráp trấn áp rầm rộ, giải thoát hàng trăm, nhiều đợt là hàng ngàn trẻ em. Nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề và không “ăn thua” gì nếu so với tốc độ gia tăng các vụ bắt cóc, theo nhận định của tờ Guardian. Việc phát hiện là cực kỳ khó khăn vì một loạt các lý do.

 

100 vụ, chỉ tìm thấy 1

Các băng nhóm đã phát triển những mạng lưới rộng khắp và trẻ bị bắt cóc được chuyển qua tay nhiều người và cảnh sát gặp vô vàn khó khăn khi phải lần theo dấu vết một đứa trẻ xấu số để tìm được đích đến cuối cùng. Các băng nhóm còn dùng tiền mua chuộc quan chức, cảnh sát. Và trong thời đại internet, nhiều giao dịch có thể thực hiện qua mạng, để lại rất ít, thậm chí là không dấu vết về một vụ buôn bán trẻ nếu kẻ phạm tội có kiến thức tin học.

Sự thờ ơ của các cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng địa phương cũng là một nguyên nhân. Các vụ án bắt cóc cần phải được giải quyết nhanh: đứa trẻ mất tích càng lâu, cơ hội tìm lại chúng càng thấp. Nhưng ở Trung Quốc, nhiều đồn cảnh sát không chấp nhận thụ lý một vụ người mất tích nếu người đó chưa biến mất đủ 24h, trừ khi có bằng chứng “sờ sờ” về một vụ bắt cóc. Và như thế, thường là những kẻ bắt cóc có ít nhất là một ngày để cao chạy xa bay, xóa mọi loại dấu vết. Khi cảnh sát chấp nhận thụ lý, đứa trẻ có khi đã đi xa hàng ngàn km. Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng cảnh sát không hứng thú với việc điều tra loại án này bởi lâu nay chẳng mấy khi họ phá được án.

Ngoài sự thờ ơ của cơ quan thực thi pháp luật, người dân Trung Quốc, trừ những ông bố bà mẹ có con bị bắt cóc, cũng tỏ ra lãnh đạm trước nỗi đau của người khác, điều này càng khiến bọn tội phạm tự tin hơn trong việc thủ ác.

Một người dùng mạng nổi tiếng ở Trung Quốc qua những video trêu đùa anh đưa lên trang Youku (tương tự như Youtube nhưng phổ biến ở Trung Quốc) đã quyết định kêu gọi sự chú ý của cộng đồng về vấn nạn bắt cóc trẻ em, theo The Epoch Times.

Dapengprank, 20 tuổi, có 5.000 người đăng ký theo dõi tài khoản Youku, cùng một cậu bé dàn cảnh trên phố để xem phản ứng của cộng đồng trước một vụ bắt cóc trẻ em ra sao. Video ghi lại, dài 3,5 phút đã được đưa lên mạng vào tháng 3/2016.

11-13-28_chin-3
Cảnh Dapengprank “bắt cóc” trẻ em trước mặt nhiều người đi đường (cắt từ clip) - Ảnh: mirror.co.ok

 

“Có khoảng 200.000 trẻ em mất tích ở Trung Quốc mỗi năm. Chỉ 1% số này được tìm thấy” là thông điệp đầu tiên của video, trích dẫn lại thông tin của đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc.

 

Không phải việc của mình

Mặc áo len trùm đầu, quần jean, Dapengprank chộp lấy cậu bé trong khi xung quanh có nhiều người đi lại, chụp khăn tay lên mặt cậu bé giả đò như đánh thuốc mê, bịt mồm “nạn nhân” rồi bế thốc lên, chạy đi. Cảnh này được diễn ở nhiều địa điểm công cộng như một con phố đông người qua, công viên, bên trong siêu thị.

Phản ứng của những người chứng kiến khá khác nhau: sốc thực sự, ngạc nhiên, thờ ơ. Nhưng đều giống nhau ở một điểm: không ai nhấc dù chỉ là một ngón tay, ngón chân để ngăn chặn hoặc đuổi theo kẻ bắt cóc.

“Em nhìn làm gì?”, một người đàn ông nói với cô gái đi cùng khi cả hai chứng kiến cảnh bắt cóc. Trong siêu thị, Dapengprank đuổi theo cậu bé ra ngoài cửa rồi tóm lấy nó. Tuy nhiên người phụ nữ chứng kiến vụ việc chỉ ngó theo với vẻ mặt bối rối. Người đàn ông đi cùng tiếp tục ăn, đầu không ngoái lại, nói với người phụ nữ: “Đừng nhìn”.

Ở lần thử nghiệm cuối cùng, Dapengprank bỏ mũ trùm đầu xuống và dùng một cái khăn bịt mặt để tăng phần kịch tính. Tuy nhiên hai phụ nữ cùng một cậu bé chứng kiến cảnh bắt cóc ngay trước mắt cũng chỉ tỏ vẻ ngạc nhiên qua ánh mắt, nhưng rồi họ vẫn thờ ơ bước đi.

“Người ta chỉ nhìn tôi, không ai tìm cách ngăn tôi lại”, Dapengprank nói trên video. “Cho dù vì lý do gì khiến người Trung Quốc thờ ơ như thế, chúng ta cũng cần nghĩ về việc này một cách nghiêm túc”.

Người dùng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc, Sina Weibo, đã bàn luận sôi nổi về phản ứng của những người chứng kiến bắt cóc trong video của Dapengprank. Một người có tài khoản mang tên “What Should I Call Myself” từ tỉnh An Huy viết: “Họ là thây ma sao? Làm sao họ có thể thờ ơ đến vậy? Lẽ ra họ phải chạy tới hỏi có chuyện gì vậy. Tôi thực sự phẫn nộ”. Con người dùng có tên “Black White Elder” từ Chiết Giang thì bày tỏ: “Ai cũng biết người Trung Quốc đã mất đi lòng nhân. Không cần phải làm những thí nghiệm như thế này nữa… Đây chắc chắn là kết quả của một xã hội không có luật pháp đúng đắn và người ta lẫn lộn các giá trị bởi họ không có đức tin”.

Cũng chưa rõ những “công dân mạng” như What Should I Call Myself” hay “Black White Elder” sẽ thực sự làm gì khi họ chứng kiến cảnh bắt cóc. Giữa lời nói và hành động thường có khoảng cách, nhiều khi là rất xa.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất