| Hotline: 0983.970.780

Khoảng cách lương thưởng giãn rộng: Vì sao?

Thứ Sáu 30/12/2011 , 09:58 (GMT+7)

Nhiều người không khỏi giật mình bởi mức công bố lương thưởng Tết năm 2012: người nhận 1,1 tỷ đồng, người nhận 200.000 đồng. Tại sao lại có sự bất cập lớn như vậy?

Các doanh nghiệp luôn thiếu lao động biết kỹ thuật sử dụng máy móc hiện đại

Nhiều người không khỏi giật mình bởi mức công bố lương thưởng Tết năm 2012: người nhận 1,1 tỷ đồng, người nhận 200.000 đồng. Tại sao lại có sự bất cập lớn như vậy?

Người có mức lương, thưởng cao bởi họ làm việc có hiệu quả, trình độ cao. Điều này không khó hiểu.

Theo ThS Nguyễn Huyền Lê, Bộ LĐTB-XH, một điều tra về sự thiếu hụt lao động kỹ năng mới đây của Bộ LĐTB-XH, lao động có tay nghề cao đang là nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động kỹ năng, nhất là lao động quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng lạm phát tiền lương bắt đầu xuất hiện ở mức 25 – 30%. Khi lạm phát tiền lương đạt mức 40% hoặc hơn, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn không chỉ vì những hệ luỵ của lạm phát tiền lương, thưởng mà còn vì không thể tuyển dụng được đủ lao động theo nhu cầu. Tại sao mỗi loại hình doanh nghiệp lại có thu nhập khác nhau nhiều như vậy?

Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2000 đánh dấu bước đột phá trong đổi mới về chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng, thực sự thổi một luồng gió mới cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và tạo việc làm mới cho người lao động. Tính đến thời điểm 1/1/2009, số doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang hoạt động là 196.779, chiếm 95,7% tổng số doanh nghiệp. Khu vực này hiện giải quyết cho 4,72 triệu lao động có việc làm thường xuyên, chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy số lượng doanh nghiệp ít, nhưng phát triển nhanh về quy mô đầu tư và đặc biệt đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay số doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động là 5.625 doanh nghiệp, chiếm 2,7% tổng số doanh nghiệp. Khu vực này tuy số lượng doanh nghiệp ít nhưng cũng đã thu hút tới 1,83 triệu lao động, chiếm 22,2% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, mỗi năm thu hút thêm 20,7% lao động.

Cũng theo kết quả điều tra, có 26% doanh nghiệp với quy mô ít hơn 10 lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ năng, trong khi con số này ở các doanh nghiệp có quy mô hơn 259 lao động là 85%.

Mặc dù vốn đầu tư chỉ chiếm 16,9%, doanh thu chỉ chiếm 19,5% so với toàn bộ doanh nghiệp, nhưng khu vực FDI lại thể hiện là khu vực đạt hiệu quả kinh doanh cao với lợi nhuận trước thuế chiếm tới 48,1% và đóng góp cho ngân sách Nhà nước chiếm tới 40,4% so với toàn bộ doanh nghiệp. So với năm 2000, lợi nhuận của khu vực này gấp 4,9 lần và đóng góp cho ngân sách Nhà nước gấp 5 lần.  

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước ngày càng được thu hẹp về quy mô theo chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại của Nhà nước để đảm bảo kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn: Tại thời điểm 1/1/2009, số doanh nghiệp Nhà nước thực tế đang hoạt động chỉ còn 3.328 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp với 1,6%. Khu vực này hiện thu hút khoảng 1,71 triệu lao động, chiếm 20,7% toàn bộ khu vực doanh nghiệp (trong khi tỷ lệ lao động trong toàn bộ doanh nghiệp năm 2000 là xấp xỉ 60%).

“Bức tranh thiếu hụt lao động có tay nghề cao càng rõ nét thì khoảng cách tiền lương - thưởng giữa các lao động càng giãn rộng. Vì vậy cần kéo dần khoảng cách lương - thưởng trong 3 khu vực doanh nghiệp bằng cách thiết lập một mối liên kết chặt chẽ giữa chương trình đào tạo với yêu cầu kỹ năng mà thị trường lao động đang cần” - một lãnh đạo ngành Lao động nhận xét.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất