| Hotline: 0983.970.780

“Khoảng trời riêng”- sao không?

Thứ Tư 01/06/2011 , 10:37 (GMT+7)

Trong cuộc sống vợ chồng, ai cũng dễ dị ứng với cụm từ “khoảng trời riêng”. Người ta dường như đều nghĩ đến “khoảng trời riêng” của mỗi người, tức là nói đến một góc riêng của trái tim không thuộc về người bạn đời, mà dành cho một ai đó ngoài hôn nhân. Liên quan đến “khoảng trời riêng” ắt là có sự xuất hiện một người thứ 3. Người ta cảm thấy nói đến cụm từ trên ít nhiều có phần nhẹ nhàng, tế nhị hơn một từ khác có cùng bản chất: Ngoại tình.

Nhưng tại sao lại không thể có cách hiểu khác về “khoảng trời riêng” nếu chúng ta cùng nghĩ, cùng dễ dàng thống nhất về “khoảng trời chung”? Đó là gì? Là 2 người cùng chung những ước vọng, niềm vui. Chung những mối quan tâm và cùng chung lưng đấu cật để phấn đấu giữ gìn, vun vén tổ ấm, cùng luôn hết mình duy trì ngọn lửa tình yêu trong cái tổ ấm ấy.

Rất dễ hiểu: Cái chung của bất cứ gia đình hạnh phúc nào là cùng tập trung cho con cái, nuôi dạy chúng nên người, coi chúng là niềm vui lớn nhất của hạnh phúc vợ chồng. Vì chúng, các cặp vợ chồng có thể cảm thông, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm, nhược điểm và cùng vì chúng mà họ yêu thương, gắn bó nhau hơn. Bởi họ đã có chung niềm hạnh phúc lớn nhất: Đứa con! Đã có cái chung lớn như thế rồi thì một khoảng trời riêng nào đó hoàn toàn có thể chấp nhận được, thậm chí là rất cần thiết nếu cái riêng đó hoàn toàn chỉ là một sở thích nào đó, chứ không phải là chuyện... chia sẻ trái tim.

Sở dĩ nói là cần thiết, bởi vì mỗi người có cái riêng ấy sẽ tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần, là dịp để mỗi người thể hiện sự tôn trọng và tâm lý đối với người kia. Xin đừng nghĩ đơn giản rằng 2 vợ chồng cùng nghề nghiệp, công việc sẽ hạnh phúc hơn là khác biệt. Hạnh phúc hay không, xét cho cùng vẫn là ở nhận thức, quan niệm và cách ứng xử của mỗi con người trong cuọc sống lứa đôi. Từng có vô số cặp vợ chồng cùng nghề mà “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, trong khi không thiếu trường hợp 2 người có công việc cách biệt rất xa nhau mà sống rất hạnh phúc.

C là một kiến trúc sư, đồng thời là một người làm thơ nghiệp dư. Anh là người chồng mẫu mực, người cha luôn tận tuỵ vì con. Vợ anh – Y là kế toán ở 1 công ty cổ phần lớn. Chị cũng khiến anh vừa ý, chẳng có gì đáng chê trách. Y rất thích xem phim và đi lễ chùa, trong khi C lại thích đi câu cá và làm thơ. Người chồng được nghỉ 2 ngày trong tuần, còn người vợ thì chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Cả nhà thống nhất với nhau: Bữa tối chủ nhật hàng tuần, đi ăn quán, sau đó đưa đứa con 5 tuổi đi chơi theo sở thích của bé.

Các sáng chủ nhật, anh vui vẻ ở nhà kèm con học để chị đi lễ chùa cùng bạn học thuở xưa. Và chị rất yên tâm với việc cứ chiều thứ 7 anh đi câu cá thư giãn và làm thơ ở ngoại thành. Những sinh hoạt riêng đó dĩ nhiên là họ không có nhau, vì đó là sở thích riêng của mỗi người. Nhưng họ đã rất tôn trọng và tạo điều kiện cho nhau thực hiện sinh hoạt ở cái “khoảng trời riêng” ấy.

Giai đoạn “tìm hiểu” chưa cưới, thời gian ở bên nhau không nhiều nên mọi sinh hoạt người ta có thể cùng nhau tuy không chung sở thích. Đến khi về chung sống trong một mái ấm, có nhiều việc cần làm, không thể nhất nhất cứ phải chung sinh hoạt nếu không cùng hứng thú. Trong câu chuyện trên, người vợ không có hứng thú đi câu cá và cũng ít thích thơ nhưng chị trân trọng sở thích đó của chồng, cũng như anh chẳng bao giờ để ý đến chùa chiền hoặc thích đi xem phim nhưng không ngăn cản vợ.

Nhưng “khoảng trời riêng” của họ không có người bạn đời ở bên có ảnh hưởng gì đâu. Tuy nhiên, ở đây cần niềm tin của nhau và cần trung thực với chính bản thân mình. Ví như anh luôn chỉ đi câu 1 mình, ngay bạn nam cũng không rủ ai, vì cần yên tĩnh để tâm hồn lắng đọng, sống với thiên nhiên và thơ ca. Còn chị thì đi chùa là một cách để di dưỡng tinh thần, tìm đến chốn linh thiêng để tâm hồn nhẹ nhõm sau một tuần làm việc căng thẳng mà công việc của chị luôn chỉ là những con số khô khan.

Khoảng trời riêng của mỗi người trong câu chuyện trên quả là đáng trân trọng, thậm chí rất cần sự khuyến khích của người này đối với người kia, vì đó thực sự là những đam mê bổ ích, không mất quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến cuộc sống chung. Con người có niềm đam mê nào đó- lành mạnh bổ ích như thưởng thức văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể thao, du lịch để thưởng ngoạn thiên nhiên ắt sẽ trở nên khoẻ mạnh, vui tươi yêu đời, sẽ đẩy lùi nững tâm lý tiêu cực như buồn phiền, chán nản, “nhàn cư vi bất thiện” rất không có lợi cho hạnh phúc lứa đôi.

Nếu hiểu “khoảng trời riêng” với nghĩa hoàn chỉnh, tốt đẹp như thế thì sao không chấp nhận nó?

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm