| Hotline: 0983.970.780

Khóc ròng giá gà

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:13 (GMT+7)

Trong vài chục năm trở lại đây, chưa bao giờ người chăn nuôi ở Bình Định phải đối mặt với giá gà tuột dốc thảm hại đến như vậy. Suốt 2 tháng qua, ai xuất gà càng nhiều, lỗ càng to.

Trong vài chục năm trở lại đây, chưa bao giờ người chăn nuôi ở Bình Định phải đối mặt với giá gà tuột dốc thảm hại đến như vậy. Suốt 2 tháng qua, ai xuất gà càng nhiều, lỗ càng to.

Giá xuống từng ngày

Anh Bùi Văn Tám, ở thôn Công Chánh, thị trấn Tuy Phước (Tuy Phước-Bình Định), ngay khi vừa gặp chúng tôi đã mở lời than thở: “Nói chuyện gà bây giờ đau ruột lắm, tui nuôi gà đã hơn 15 năm nay những chưa bao giờ thấy giá gà thê thảm như bây giờ.

Trong 10 ngày gần đây tui xuất 3 đợt gà thịt, giống Lương Phượng, đợt đầu còn bán được giá 40.000đ/kg, 3 ngày sau tuột xuống còn 38.000đ/kg, đợt cuối cùng xuất hôm ngày 2/6 giá chỉ còn 36.000đ/kg. Giá hạ từng ngày, đến giờ đã giảm gần 1 nửa so với trước đây. Bán gà mà cứ khóc ròng”.

Gà ta nuôi thả vườn, loại gà được thị trường ăn mạnh trong thời gian gần đây, có lúc giá cao đến 85.000đ/kg giờ cũng bị “thất sủng”, giá chỉ còn 52.000đ/kg. Gà lông trắng còn tệ hại hơn, hiện giá chỉ còn từ 16.000đ-18.000đ/kg, giảm một nửa so với trước đây vài tháng.


Giá gà hạ, càng cho gà ăn càng xót ruột

Không chỉ có gà thịt tuột giá, gà giống cũng lâm cảnh thê thảm tương tự. Cách đây khoảng 2 tháng, 1 con gà ta giống có giá đến 22.000đ thì hiện nay chỉ còn 12.000đ/con.

Theo tính toán của ông Cao Văn Khanh, GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đóng ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp (Tuy Phước-Bình Định), với giá bán 12.000đ/con gà ta giống, sau khi trừ chi phí SX, những nhà SX gà ta giống hiện đang phải chịu lỗ 4.000đ/con. Với năng lực SX mỗi ngày cho ra lò từ 15.000-20.000 con gà giống, chỉ cần làm 1 phép tính đơn giản, chúng ta biết ngay mỗi ngày cơ sở SX gà giống này phải chịu lỗ từ 60-80 triệu đồng.

Giá gà thịt xuống quá thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng cao nên người nuôi lỗ to, lỗ liên tục nên giờ đã ngán ngẩm, không còn muốn nuôi tiếp nên gà giống ế ẩm là chuyện đương nhiên.

Thêm vào đó, theo tính toán của người chăn nuôi, nếu bây giờ thả giống, lứa gà xuất chuồng sẽ rơi vào tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm người ta ăn chay nhiều, gà sẽ bán không chạy. Đến lúc ấy không biết giá cả sẽ còn xuống thấp đến cỡ nào, do đó chẳng mấy ai dám mua giống thả nuôi.

Ông Cao Văn Khanh, GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, cho biết: “Dù bán giá thấp chúng tôi vẫn duy trì SX chứ không thể cho máy nghỉ, bán trứng giống ra thị trường thương phẩm. Người chăn nuôi chán nản thì chúng tôi kích cầu bằng cách hạ giá bán giống để kích thích họ mạnh dạn duy trì SX”.

Nuôi càng nhiều, lỗ càng to

Dắt chúng tôi ra thăm 3 dãy chuồng nuôi gà giờ đang trống hoác nằm ngay trong vườn nhà, anh Bùi Văn Tám bộc bạch: “Trước đây, 3 dãy chuồng này thường xuyên có khoảng 2.000 con gà Lương Phượng. Xuất bán lứa này là tui thả tiếp lứa khác vào nuôi ngay, cứ thế xoay vòng. Thế nhưng giá gà xuống quá thấp, càng nuôi càng lỗ như hiện nay thì giờ dù cái lá gan có to bằng trời tui cũng chẳng dám thả nuôi tiếp, đành treo chuồng 1 thời gian thử xem sao”.


Dù mới xuất bán gà nhưng anh Tám buồn bã vì lỗ

Anh Tám tính: “Khi thả nuôi lứa này, tui mua giống giá 13.500đ/con. Trong 2 tháng nuôi, mỗi con gà ăn hết 4kg thức ăn công nghiệp. Mỗi kg thức ăn có giá 13.000đ. Từ khi thả nuôi đến khi xuất bán, mỗi con gà đã “gánh” đến 67.500đ tiền vốn.

“Hiện nay, rất nhiều hộ chuyên nuôi gà thịt đang treo chuồng. Nhiều trang trại gà từng nuôi số lượng lớn giờ cũng đã giải nghệ. Như mấy người bạn của tui ở Mỹ Điền (thị trấn Tuy Phước), mới đây còn là ông chủ trại gà nuôi cả ngàn con, giờ đang đi làm phu thợ hồ kiếm sống, nhắc đến gà là họ rùng mình”, anh Bùi Văn Tám nói.

Thế nhưng khi xuất bán, bình quân mỗi con gà đạt trọng lượng 1,5 kg, với giá bán 36.000đ/kg, vị chi mỗi con gà phải chịu lỗ mất 13.500đ. Đợt vừa rồi tui xuất bán 300 con (5 tạ), chưa tính chi phí thuốc thú y, công chăm sóc... tui đã chịu lỗ đến hơn 4 triệu đồng”.

Tình cảnh của gà lông trắng (gà siêu thịt) còn thê thảm hơn. Giống gà này chỉ chỉ nuôi từ 45-50 ngày là đạt từ 1,7-1,8kg, đây là đỉnh điểm về trọng lượng của giống gà này, nếu không xuất chuồng, chúng tăng trọng thêm 1 vài lạng nữa là sẽ tự chết. Do đó, tại thời điểm xuất bán mà giá có xuống thấp đến dường nào cũng phải bán thốc bán tháo.

Ông Võ Công Khương ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (Tuy Phước-Bình Định), cho biết: “Nuôi gà cũng giống như trồng dưa hấu, đến kỳ thu hoạch dù giá có rẻ mấy cũng phải bán chứ không thể ngồi chờ giá lên. Vì đặc thù riêng, gà lông trắng không thể kéo dài đã đành, ngay cả gà ta hay gà Lương Phượng cũng thế, đến thời điểm mà không xuất bán, chúng ăn càng dữ hơn mà chẳng tăng trọng thêm tí nào thì người nuôi càng lỗ to”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm