| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án bền vững Orange ASEAN Factory

Thứ Ba 02/04/2019 , 10:15 (GMT+7)

Từ ngày 1/4/2019, Dự án ‘Orange ASEAN Factory’ – chương trình tư vấn bền vững, của LSQ Vương quốc Hà Lan, được chính thức khởi động. Đây là dự án thường niên và là lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. 5 lần trước được tổ chức tại các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia…  

Dự án Orange SEAN Factory kéo dài 3 tuần, bắt đầu từ ngày 1 - 9/4 với sự tham dự của  30 sinh viên đến từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Hà Lan. Họ sẽ cùng đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà các doanh nghiệp nước ngoài đang phải đối mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ đồng hành hỗ trợ các sinh viên thực hiện dự án này gồm Unilever, Philips, De Haus, DSM và Cleandye.

Ông Frans van Houten, CEO của Philips, đưa ra chủ đề "Phát triển đô thị bền vững", để giới trẻ giải quyết. Đó là ô nhiễm môi trường. ông cho  biết, đây là thách thức số 1 cho giới trẻ hành động. Theo The Asia Post, Việt Nam hiện tại là quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều thứ tư trên thế giới, hàng năm lên tới 1,88 triệu tấn. Vì một thế giới bền vững, chúng ta cần chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn.

Ông chỉ rõ, mô hình kinh tế tuần hoàn, rác thải từ chính các sản phẩm sẽ được sử dụng trong chuỗi cung ứng tuần hoàn. Điều này sẽ giải quyết được các vấn đề môi trường và rủi ro khan hiếm nguồn lực trong tương lai.

Các doanh nghiệp như Unilever, Philips, CleanDye và DSM cho biết họ đều đang hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn nêu trên. Unilever tuyên bố sẽ hướng mục tiêu tới năm 2025, tất cả bao bì sản phẩm của công ty đều có thể tái chế, tái sử dụng và có thể tự phân hủy.

Ông Gabor Fluit, giám đốc kinh doanh châu Á của De Heus chia sẻ đề tài của Royal De Heus

Royal De Heus là một trong các tập đoàn thức ăn chăn nuôi (TACN) hàng đầu, ông Gabor Fluit, giám đốc kinh doanh châu Á của Royal De Heus chia sẻ, là một nhà cung cấp TACN cá, De Heus cảm thấy có trách nhiệm hỗ trợ nông dân giảm tác động đến môi trường và thúc đẩy các hoạt động canh tác bền vững. Chúng tôi muốn hiểu thêm về tác động môi trường của các biện pháp canh tác hiện nay và biện pháp cải thiện có thể trong thực hành canh tác với  mô hình nuôi cá bè nổi trên sông. Giữ nguồn nguyên liệu địa phương nếu có thể và hỗ trợ đi vào kinh tế tuần hoàn. Lộ trình hỗ trợ trực quan sáng tạo trong 3 tuần để cải thiện tính bền vững trong nuôi cá rô phi ở đồng bằng Mekong là hoạt động cho dự án lần này.

Lê Thị Nguyên Thảo, thành viên  tham gia dự án cải thiện môi trường chăn nuôi cá bè trên sông Mekong chia sẻ, nguồn nước sông MeKong vô cùng quan trọng đối với đời sống và canh tác nông nghiệp tại ĐBSCL. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ các trang trại cá bè là một vấn đề. Chương trình được hỗ trợ bởi các chuyên gia tư vấn, học giả và chuyên gia hiện trường có kinh nghiệm, chúng tôi hy vọng, sau 3 tuần thực hiện thí điểm phương pháp bảo vệ môi trường bền vững trong bè cá, kết quả thành công và sẽ được triển khai ra cho  tất cả các trang trại nuôi cá bè trên sông, để bảo vệ môi trường chúng ta.

Ông Carel Richter, Tổng Lãnh sự Vương Quốc Hà Lan  chia sẻ về dự án Orange ASEAN Factory

Ông Carel Richter, Tổng Lãnh sự Vương Quốc Hà Lan cho biết, chương trình OAF hướng tới mục tiêu thúc đẩy và tận dụng sự sáng tạo của các bạn trẻ trong việc giải quyết các vấn đề bền vững của các công ty cũng như của xã hội.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất