| Hotline: 0983.970.780

Đất

Khởi động

Thứ Sáu 30/05/2014 , 09:22 (GMT+7)

Tờ trình của huyện Tây Đằng xin tỉnh cho Tây Đằng một cơ chế đặc thù khi thực hiện việc thu hồi 2.000 ha đất được gửi đi./ Viên đạn bọc đường

Chủ tịch huyện Trần Lê Bình ngược xuôi trên tỉnh để xin lãnh đạo tỉnh chấp thuận.

Đích đầu tiên mà Bình nhắm tới là ông Phan Văn Lê, người lãnh đạo cao nhất tỉnh. Nhưng từ ngày con trai là Phan Văn Lai bị khởi tố, bị bắt tạm giam vì vụ án “Giết người” xảy ra ở Nhà hàng Biển Hát, ông Lê gần như suy sụp, không mấy đêm không phải uống thuốc ngủ liều cao, tính tình thay đổi bất thường.

Mọi việc lớn nhỏ ông giao hết cho cấp phó. Đọc tờ trình của Tây Đằng xong, ông bút phê chuyển cho Chủ tịch tỉnh Vũ Văn Kha. Do không có chỉ đạo cụ thể của ông Lê nên mấy ngày liền ông Kha vẫn phân vân chưa dám quyết. Gặp ông Kha, Bình nài nỉ:

- Anh ơi, nếu không có cơ chế đặc thù là áp giá bồi thường, mà phải thỏa thuận với dân, thì huyện sẽ khó khăn vô cùng do thời gian thỏa thuận kéo dài, rất khó hoàn thành tiến độ giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư cũng nản…

- Điều đó tôi hiểu. Nhưng đây là vấn đề đặc biệt lớn. Anh Lê lại không có ý kiến chỉ đạo cụ thể. Một mình tôi không gánh vác nổi. Phải đưa ra Thường vụ xin ý kiến. Cậu cứ về đi đã, riêng cá nhân tôi thì rất ủng hộ cậu…

Kết quả là một văn bản được UBND tỉnh gửi về Tây Đằng với những chỉ đạo rất chung chung “Thực hiện việc thu hồi, chi trả bồi thường đúng quy định của pháp luật. Căn cứ đặc thù riêng của địa phương và tình hình cụ thể để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chính sách của Nhà nước nhằm hoàn thành đúng tiến độ giải phóng mặt bằng…”.

Nhận được văn bản trên, Trần Hưng thấy nhẹ người, ông lập tức chỉ đạo Ban giải phóng mặt bằng tiến hành bước đầu tiên: Họp toàn thể nhân dân trong từng thôn của 4 xã để lấy ý kiến về giá cả bồi thường. Lấy quy định về giá bồi thường ban hành kèm theo Quyết định số 01 của tỉnh làm cơ sở để những hộ dân bị thu hồi đất tham gia ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình.

Chỉ khi nào đạt được sự đồng thuận của dân về giá cả bồi thường thì mới xây dựng phương án bồi thường trình tỉnh phê duyệt. Cuộc họp phải được tổ chức thật dân chủ, nội dung họp phải được ghi biên bản.


Minh họa: Nguyễn Mạnh Hùng

Sự chỉ đạo này của Trần Hưng khiến nhóm Trần Lê Bình, Nguyễn Thị Kim Anh… tối tăm mặt mũi. Hai làng Bùi Đình và Tiên Mai được tổ chức họp đầu tiên. Ngoài người của Ban đền bù giải phóng mặt bằng và lãnh đạo xã, Trần Hưng yêu cầu Đào Lâm, Trưởng Công an huyện và Kiều Văn Vy, Chánh Văn phòng Huyện ủy mỗi người đến một thôn để tham dự một cuộc họp.

Gần 13 giờ 30 là thời gian dự kiến 2 cuộc họp dân bắt đầu, Trần Hưng nhận được điện thoại của Vy bằng giọng thảng thốt :

- Xảy ra chuyện lớn rồi anh ơi. Dân Bùi Đình lập bàn thờ ở sân nhà văn hóa làng…

Trần Hưng phóng luôn xuống đó. Giữa sân nhà văn hóa, nơi tổ chức cuộc họp, một bàn thờ khói hương nghi ngút đã được lập. Trên bàn thờ có treo hai tấm biển ghi danh sách các liệt sỹ của làng. Sau bàn thờ là ba hàng ghế cho ba Ba mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân các liệt sỹ ngồi.

Cạnh bàn thờ có một cái chum màu da lươn, miệng chum phủ vải đỏ. Các cụ già ai cũng khăn xếp áo the, còn dân làng thì quần áo chỉnh tề. Cán bộ Ban đền bù giải phóng mặt bằng và lãnh đạo xã không thiếu một ai, người nào người nấy mặt tái ngắt.

Lực lượng công an xã cố xông vào để khiêng bàn thờ đi, nhưng cuối cùng đành bất lực trước hàng rào người làng ken đặc xung quanh, vòng cuối cùng sát bàn thờ toàn thanh niên trai tráng của làng. Thấy Trần Hưng đến, ai nấy thở phào. Người già nhất làng là cụ Tuần, chín mươi hai tuổi, áo lụa đỏ, khăn xếp đỏ, khoan thai đến trước Bí thư Huyện ủy:

- Chào ông Bí thư. May quá. Mời chư ông ngồi đây chứng giám lời thề của dân làng tôi.

Nhận thẻ hương đã thắp từ tay một thanh niên, cụ Tuần cắm hương vào lư. Làm đủ lễ “ba quỳ chín vái” (nghi lễ tiếp kiến vua thời phong kiến) trước bàn thờ xong, cụ lấy trong người ra một tờ giấy, hướng về bàn thờ, trịnh trọng đọc:

- Trên có hoàng thiên, dưới có hậu thổ. Giữa có  thành hoàng bản cảnh và anh linh các liệt sỹ. Xin các ngài chứng giám. Từ ngày có cách mạng, thoát vòng nô lệ đến nay. Dân làng Bùi Đình chúng tôi không tiếc máu xương, không bao giờ chống lại chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nay Nhà nước lấy đất làm khu công nghiệp.

Dân làng chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng chúng tôi yêu cầu Nhà nước phải bồi thường xứng đáng, đúng chính sách, để chúng tôi có đủ điều kiện tạo lập chỗ ở mới, có công ăn việc làm, có đời sống như cũ chứ không phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói rét cơ hàn. Được vậy, chúng tôi sẵn sàng di dời, nhường đất ở, đất cấy do cha ông ngàn đời truyền lại cho Nhà nước.

Còn không, thì toàn dân chúng tôi quyết tâm giữ đất. Một tấc không đi, một ly không dời. Xin hoàng thiên hậu thổ. Xin thành hoàng bản cảnh và anh linh các liệt sỹ thấu tỏ lòng này, phù hộ cho toàn dân được mạnh khỏe và như nguyện. Kính cáo.

Dứt lời, cụ mở tấm vải đỏ ở nắp chum. Lúc đó Trần Hưng mới biết đó là chum rượu. Lấy con dao nhỏ trên bàn thờ cứa vào tay, nhỏ ba giọt máu vào chum xong, cụ Tuần lui xuống, đưa dao cho cụ già thứ hai. Cụ này cũng làm y như cụ Tuần…

Và cứ thế, động tác ấy chỉ được dừng lại khi người dân cuối cùng của làng cứa vào tay, cho 3 giọt máu của mình nhỏ vào chum rượu. Múc rượu ra một cái bát lớn, cụ Tuần uống một ngụm thứ rượu đỏ thẫm ấy xong thì chuyền cho người thứ hai… Khi người dân cuối cùng uống xong, cụ Tuần lại “ba quỳ chín vái” trước bàn thờ rồi đặt tờ thệ thư vào lư hương, châm lửa đốt và dõng dạc:

- Lễ tất. Hãy khiêng bàn thờ đi để còn vào họp.

Lấy từ trong người ra một tờ thệ thư khác, cụ Tuần tiến lại đưa cho Trần Hưng.

- Xin kính biếu ông Bí thư tờ thệ thư này của dân làng tôi, mong ông soi xét. Mỗi người dân Bùi Đình đều có một tờ như vậy.

Hai ngày sau cuộc họp dân ở hai thôn Bùi Đình và Tiên Mai, Trần Hưng được ông Lê điện gọi lên gặp. Vừa chạm mặt Hưng, ông Lê đã gay gắt:

- Tại sao một số kẻ quá khích ở Bùi Đình lập bàn thờ giữa sân nhà văn hóa, cắt máu ăn thề chống lại quyết định thu hồi đất của tỉnh. Cậu có mặt ở đấy mà không cho dẹp đi.

- Ai báo cáo với anh thế ạ?

- Đây này. Báo cáo của huyện do Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng Nguyễn Thị Kim Anh ký vừa gửi lên, nói rõ là một số kẻ quá khích lập bàn thờ thế nào, cắt máu nhỏ vào chum rượu rồi cùng uống ra sao, để thề chống lại quyết định thu hồi đất, một tấc không đi, một ly không rời…

- Thưa anh. Chuyện lập bàn thờ giữa sân nhà văn hóa là có thật. Chuyện cắt máu ăn thề cũng là thật. Nhưng bảo rằng đó là một số kẻ thì không, mà là toàn thể dân làng Bùi Đình, không thiếu một ai. Bà con cũng không phải là những kẻ quá khích. Lễ ăn thề được tổ chức rất trọng thể, nghiêm túc.

Bảo rằng bà con thề chống lại quyết định thu hồi đất của tỉnh thì lại càng sai. Xin thưa thật với anh, được chứng kiến buổi lễ, được nghe những lời thề đó của bà con làng Bùi Đình, em rất cảm động. Suốt đêm ấy em không ngủ, và hiểu ra rất nhiều điều…

- Thế họ thề cái gì?

- Trăm nghe không bằng một thấy. Xin anh hãy xem bản thệ thư này của dân.

Đọc đi đọc lại bản thệ thư của dân mấy lần, ông Lê thở dài:

- Làm lãnh đạo mà chỉ nghe, chỉ tin vào báo cáo của cấp dưới, thì sẽ có những quyết định sai lầm. Đọc xong báo cáo của Kim Anh, mình rất bực, không hiểu cậu làm ăn kiểu gì. Thế… thế buổi họp hôm ấy, dân đề nghị những gì? (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Phút giây để cha và con gái được thành thật với nhau

Hà Nội Sau thành công ngoài mong đợi lần thứ nhất, Cuộc thi viết 'Cha và con gái' lần thứ 2 vừa được Tạp chí Gia đình Việt Nam phát động vào sáng 27/3.

Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Bình luận mới nhất