Thứ tư, 17/04/2024 | 21:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 13:10, 23/05/2019

Khởi nghiệp trồng dưa lưới

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Hồ Thanh Tuấn, 27 tuổi, ở ấp 2, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương.

10-56-48_nhtunbenmohinhduluoi2
Anh Tuấn đã mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng và được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng.

Anh Hồ Thanh Tuấn tốt nghiệp Đại học An Giang chuyên ngành Công nghệ Sinh học và có thời gian làm thực tập sinh tại Israel. Anh đã mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng và được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cùng với các khoản hỗ trợ khác để xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đầu tiên trên địa bàn xã.

Vụ đầu tiên trong năm 2019, anh Hồ Thanh Tuấn trồng 3.000 gốc dưa với diện tích 1.000m2. Anh chọn giống dưa nhập khẩu từ Israel. Anh Tuấn nhận xét: “Trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ cao giúp dưa cách ly với côn trùng gây hại và ứng phó với thời tiết bất thường… Hệ thống tưới nước nhỏ giọt kỹ thuật cao được đầu tư theo công nghệ Israel dẫn đến tận gốc và hoàn toàn tự động đã tiết kiệm lượng nước sử dụng và chi phí lao động".

Dù vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng bù lại năng suất, chất lượng vượt trội nên khả năng thu hồi vốn nhanh. Sau hơn 2 tháng trồng và chăm sóc anh đã thu hoạch 3,5 tấn, trọng lượng 1,2 – 1,6 kg/trái với giá bán 32.000 đồng/kg. Vườn dưa cho thu nhập 112 triệu đồng.

Dưa trồng đúng quy trình theo công nghệ cao. Không trồng trên mặt đất mà trồng trên giá thể giúp hạn chế mầm bệnh có trong đất (giá thể gồm xơ dừa, đất, chất dinh dưỡng và men vi sinh), không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ nên sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm.

Ngoài ra anh Hồ Thanh Tuấn còn đặt một tổ ong vào trong nhà màng để ong thụ phấn tự nhiên nhằm giúp cho dưa lưới đậu trái và cho năng suất cao. Sản phẩm dưa lưới của anh Tuấn đã được Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long – TP Bình Dương đến tận nơi thu mua. Đây là điểm khởi đầu thuận lợi do có đầu ra ổn định.

Dưa lưới là giống cây ăn quả ngắn ngày, có thể trồng 3-4 vụ/năm. Anh Tuấn cho biết sẽ mở rộng thêm nhà màng, nâng tổng diện tích 2.000m2 nhằm gia tăng sản lượng và thu nhập.

Nguyễn Thị Kiều

(Khuyến nông viên xã Vĩnh Xương, TX Tân Châu, An Giang)

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm