| Hotline: 0983.970.780

Khởi nghiệp từ đông trùng hạ thảo thu nửa tỷ đồng/năm

Thứ Năm 10/08/2017 , 07:15 (GMT+7)

Anh Ngô Xuân Điền ở phường Trà An, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là một trong những thanh niên đi tiên phong trong phong trào trồng đông trùng hạ thảo và cũng là một trong số ít thanh niên khởi nghiệp có lãi mỗi năm trên nửa tỷ đồng.

12-40-11_nh_1-_nh_dien_ben_dong_trung_h_tho
Anh Điền hướng dẫn kĩ thuật tạo ra đông trùng hạ thảo

Cách đây 4 năm, anh Điền bén duyên với trồng nấm bào ngư, nấm linh chi, nhưng một thời gian sau đó anh nhận thấy nguồn vốn bỏ ra trồng 2 loại nấm này quá lớn, tốn nhiều diện tích trồng và thời gian chăm sóc gần như là liên tục. Vì bận việc công ở phường, anh bàn giao lại cho người bạn của mình làm.

Sau một thời gian tìm hiểu, thấy đông trùng hạ thảo là loại cây dược liệu quý hiếm đem lại thu nhập khá cao, tốn ít chi phí đầu tư, anh nhanh chóng chuyển hướng sang trồng loại cây này. Anh Điền chia sẻ, lúc bắt tay vào làm mới hiểu được hết những khó khăn phải đối mặt. Sau những lần thử nghiệm thất bại, đã tiêu tốn của anh ngót nghét 100 triệu đồng, do chi phí nhập giống từ nước ngoài về, chi phí săn lùng các mẫu tự nhiên khá cao.

Sau những lần thất bại là lần anh Điền rút ra được những kinh nghiệm, cũng như hiểu rõ hơn về loại cây dược liệu này. Sau 2 năm mày mò trồng thử nghiệm, cuối cùng anh Điền cũng thành công tạo ra sản phẩm sau 2 năm nghiên cứu. Anh đã thành công trong việc biến những con côn trùng có trong tự nhiên thành những sản phẩm độc, lạ.

Điều quan trọng quyết định thành công là nguồn giống nhập trực tiếp từ nước ngoài được anh Điền thực nghiệm qua nhiều năm và cho thấy khả năng thích nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, tỉ lệ sống khá cao.

Anh Điền tạo ra loại nấm này bằng 2 cách, cấy vào môi trường gạo và cấy trực tiếp vào côn trùng. Khi cấy vào môi trường gạo, bước đầu tiên cắt thạch cho vào môi trường dạng lỏng, đem hấp ở nhiệt độ 121oC trong vòng 30 phút. Sau khi để nguội sẽ cấy trực tiếp giống vào, sau khoảng 1 tuần cấy sẽ bắt đầu nổi những tơ nấm lên, sau đó đem bỏ nguồn giống sang môi trường gạo.

12-40-11_nh_2_-_dong_trung_h_tho_dng_di_don_pht_trien
12-40-11_nh_3_-_dong_trung_h_tho_dng_di_don_pht_trien
Những sản phẩm đông trùng hạ thảo đang trong giai đoạn thành phẩm

Đối với môi trường gạo có 2 loại, một là gạo trắng ST 20 của Sóc Trăng và hai là gạo lứt và gạo tím than. Đây là 2 loại gạo tốt nhất hiện tại cho nấm tơ ăn nhanh, chất tơ cao hơn, năng suất thu được cao hơn. Khi cấy giống vào khoảng 1 tuần tơ ăn trắng kín hộp, 1 tuần tiếp sau bật hệ thống đèn cho ngả sang màu vàng, từ đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc để nấm đạt kích thước theo yêu cầu.

Đối với cấy nấm trực tiếp trên côn trùng, những loại côn trùng mà anh Điền chọn là con tằm, nhộng tằm. Đặc biệt, điểm độc lạ do riêng anh thực nghiệm là cấy trên sâu chít, đuông dừa và dế. Sản phẩm mà anh tạo ra là các loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam. Mục đích là để tái tạo lại quy trình phát triển y hệt như loại đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên.

Do loại nấm này có thể kí sinh nhiều loại côn trùng khác nhau nên anh đã thử nghiệm trên một số loại côn trùng khác và cho kết quả khả quan. Cái khó của quá trình này là làm sao khi tiêm tế bào nấm vào côn trùng, thì trong khoảng 1 tuần đầu côn trùng phải còn sống được. Khi tiêm, phải rất cẩn thận để côn trùng không chảy máu, gây chết và khi tế bào nấm này phát triển giết chết côn trùng, từ đó mọc ra tế bào nấm. Sau đó, đưa ra ánh sáng để cây nấm nhú mầm, khoảng 2 tháng sau thì có thể thành phẩm.

Cách làm của anh là tái tạo một cơ thể mới (tằm trùng thảo, nhộng trùng thảo…) từ con côn trùng sống tự nhiên. Quy trình làm này rất khó, phức tạp và tốn nhiều công sức nên sản phẩm bán ra có giá trên 150 triệu đồng/kg hoặc 100.000 đồng/con, một hũ nấm được cấy trồng trong môi trường gạo khi thành phẩm có giá từ 500.000 - 600.000 đồng, đem lại nguồn lãi hàng tháng cho anh Điền lên đến hàng chục triệu đồng.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm