| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục sản xuất thủy sản sau mưa lũ

Thứ Tư 15/08/2018 , 08:05 (GMT+7)

Để đối phó với diễn biến phúc tạp và khắc nghiệt của lụt bão, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã ra thông báo gửi UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn, hướng dẫn phòng chống thiệt hại và khôi phục sản xuất thủy sản.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình mưa lũ năm 2018 tiếp tục diễn biến phức tạp và khắc nghiệt. Đặc biệt có thể còn nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, ngập úng gây thiệt hại đến các diện tích đang nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

09-35-48_dsc_9101
Kiểm tra tốc độ lớn của thủy sản

Từ 19 - 21/7/2018 do mưa kéo dài đã gây ngập diện tích nuôi trồng thủy sản tại một số huyện như: Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì... gây thiệt hại đến hệ thống ao nuôi, làm thất thoát thủy sản nuôi và ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nuôi thủy sản.

Để chủ động phòng chống mưa bão, lũ lụt và góp phần giảm thiểu thiệt hại gây ra đối với nuôi trồng thủy sản, sớm phục hồi sản xuất; Chi cục Thủy sản Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai một số nội dung như sau:

1. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê chính xác diện tích, mức độ thiệt hại để có cơ sở đề xuất hỗ trợ cho người dân theo quy định tại Nghị định 02/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

2. Phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Nội thông tin hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ diện tích nuôi thả (tại công văn số 1852/SNN-CN ngày 05/7/2018 của Sở NNPTNT về việc chủ động ứng phó với thiên tai, mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản năm 2018). Các cấp (huyện, xã) phối hợp với Chi cục Thủy sản trong công tác kiểm tra, hướng dẫn thực tế tại các vùng bị ngập úng.

3. Phương án khôi phục nuôi trồng thuỷ sản sau ngập úng:

- Tiến hành sửa chữa, củng cố bờ bao, hệ thống kênh cấp, tiêu nước... thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ao nuôi trước khi tiến hành sản xuất trở lại. Chỉ thực hiện nuôi cá khi có đủ điều kiện về ao hồ đã được chuẩn bị kỹ và cải tạo tốt.

- Các cơ sở, vùng nuôi cần liên hệ với cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín có nguồn cá giống đảm bảo chất lượng, tránh nóng vội nuôi sớm khi cá giống còn khan hiếm dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.

- Đối với diện tích bị ngập toàn bộ: Thực hiện tháo cạn nước, thu toàn bộ cá còn lại (nếu có) trong ao, bắt hết cá tạp, vệ sinh ao và vét bùn chỉ để lớp bùn dày 15 - 20cm, sau đó dùng vôi bột để khử trùng ao nuôi với lượng 7 - 10kg/100m2, phơi nắng tối thiểu từ 5 - 7 ngày trước khi lấy nước vào ao nuôi.

- Đối với diện tích bị ngập mất một phần:

+ Nếu những ao bị ảnh hưởng nhiều do nguồn nước ô nhiễm nặng (quá đục, đen, có mùi hôi...) cần nhanh chóng chuyển toàn bộ lượng cá còn lại trong ao sang diện tích khác có chất lượng nước đảm bảo; sau đó cải tạo ao nuôi theo quy trình rồi mới thả cá trở lại ao nuôi.

+ Những ao có chất lượng nước đảm bảo, có thể ước lượng sản lượng cá còn lại trong ao và loại bỏ cá tạp trong ao bằng cách kéo lưới kiểm tra; sau đó tiến hành khử trùng nguồn nước, thả bổ sung cá giống vào ao cho đủ mật độ và cơ cấu cá thả.

- Quản lý, chăm sóc cá nuôi:

+ Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tổng hợp, thức ăn tinh đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo yêu cầu kỹ thuật; bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng.

+ Quản lý môi trường và phòng trị bệnh: Thực hiện tốt việc bổ sung và thay nước theo yêu cầu cụ thể của từng ao, định kỳ bón vôi bột 2 - 3 tuần/lần với lượng 2 - 3kg/100m3 nước ao hoặc chế phẩm sinh học, hoá chất (có trong danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam) để xử lý môi trường và phòng trị bệnh cho đàn cá nuôi.

4. Thường xuyên tổng hợp, nắm bắt tình hình ngập úng trong nuôi trồng thủy sản và báo cáo kịp thời về Chi cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Sở NN-PTNT theo quy định.

Xem thêm
Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU

TIỀN GIANG Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thị trấn Vàm Láng. Thời gian qua, người dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU.