| Hotline: 0983.970.780

Khởi sắc Chiềng Bằng

Thứ Ba 14/11/2017 , 10:05 (GMT+7)

Là xã thứ 2 của huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), phong trào này ở Chiềng Bằng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội cả một vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, qua đó đời sống người dân ngày càng khởi sắc…

Đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng

Theo UBND xã Chiềng Bằng, vốn đầu tư xây dựng NTM được huy động từ nhiều nguồn, gồm ngân sách nhà nước chiếm 41,2%; vốn nhân dân đóng góp chiếm 61% và còn lại là vốn đóng góp của các tổ chức xã hội.

02-21-21_nh_1_11
UBND xã Chiềng Bằng được xây dựng khang trang, sạch đẹp

Từ những nguồn kinh phí đó, Chiềng Bằng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Tu sửa, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã, liên bản, nội bản để đảm bảo giao thông thông suốt, tạo thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển nông lâm sản của đồng bào các dân tộc. Đến nay Chiềng Bằng đã xây dựng được 61,766 km, cứng hóa đạt 55,602 km đường.

Chiềng Bằng cũng tập trung đầu tư tiền của, công sức xây dựng thủy lợi. Đến nay hệ thống thủy lợi của xã đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho gần 84% diện tích đất lúa và rau màu trên địa bàn. Xã đã kiên cố hóa được 9,618/18,5 km kênh mương nội đồng, đạt 52%.

Ngoài ra, mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đã được ngành điện quan tâm đầu tư. Hiện có 12 trạm điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn là 1.342/1.373 hộ, đạt 97,74%. Chất lượng điện lưới cung cấp khá tốt.

Về giáo dục, thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học, củng cố cơ sở vật chất trường học các cấp, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, xã thường xuyên đầu tư nâng cấp các trường học, sách giáo khoa, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ việc dạy vào học. Chiềng Bằng có 4/5 trường học có cơ sở vật chất cơ bản đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 80%.

Ông Ngần Văn Đưa, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng: "Chiềng Bằng đạt chuẩn NTM từ năm 2016. Chúng tôi luôn xác định, có nguồn lực, kinh phí đến đâu, thì làm đến đó, vì thế không nợ đọng xây dựng cơ bản. Để về đích, là nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình, hăng hái của người dân, sự đoàn kết, nhất trí của cán bộ, đảng viên. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì, giữ vững và bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí NTM, từng bước đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào".

Xã đã được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy là miền núi nhưng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở của xã khá cao, số học sinh được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề hàng năm đạt trên 95%. Số lao động qua đào tạo là 1.409/4.137 người, đạt tỷ lệ 21,57%.
 

Đẩy mạnh phát triển sản xuất

Hiện nay, toàn xã Chiềng Bằng có tới 12 HTX nuôi trồng thủy sản, với 186 thành viên, sở hữu 907 lồng cá. Trong đó HTX Thủy sản xã Chiềng Bằng hoạt động khá hiệu quả, được thành lập từ năm 2013. Chiềng Bằng cũng là xã NTM điển hình của Sơn La về đổi mới mô hình sản xuất, hình thành các HTX để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tự nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng ngành nông lâm thủy sản.

Nhờ phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đầu người của xã không ngừng tăng lên, vượt xa so với nhiều xã vùng đồng bào dân tộc khác ở xung quanh. Năm 2016 đạt 22,3 triệu đồng/người/năm, sang năm 2017 dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa. Nhiều hộ đã vươn lên giàu có, nhiều hộ khác trong xã bước đầu thoát nghèo, một số hộ trở nên giàu có, dư dật.

Đến nay, số hộ nghèo toàn xã chỉ còn 150/1.373 hộ, chiếm 10,9%. Chiềng Bằng không còn nhà tạm, dột nát. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được nhà kiên cố, có hệ thống công trình phụ, khuôn viên đạt chuẩn. Số người có việc làm thường xuyên là 4.032/4.137 người, chiếm đến 97,46%. Có thể nói, Chiềng Bằng đang khá lên từng ngày.

Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc ở Chiềng Bằng cũng được nâng cao rõ rệt. An ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống phá Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật. Không có khiếu kiện đông người, kéo dài gây bức xúc dư luận. Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc tệ nạn xã hội.

Đường vào bản được đổ bê tông khang trang, sạch đẹp

Chiềng Bằng có 31/31 cơ quan, đơn vị trường học, trạm y tế, bản đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự, tỷ lệ 100%. Bản sắc văn hóa của đồng bào được phát huy…

24/24 bản của xã Chiềng Bằng đã có điểm sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn. 7 bản có sân thể thao đạt, 6 bản sử dụng chung sân thể thao. Năm 2016, xã có 20/24 bản đạt bản văn hóa, tương đương 83,3% tổng số bản. Số hộ đạt gia đình văn hóa 1.044/1.373 hộ, đạt 76%.

Ngoài ra, xã có một điểm phục vụ bưu chính, viễn thông đạt chuẩn. Có 24/24 bản được phủ sóng mạng Internet (mạng có dây và phủ sóng Internet 2G, 3G). Trạm y tế xã đã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 6.532/6.532 người, đạt 100%.

 

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm