| Hotline: 0983.970.780

Khởi sắc vùng cao Nậm Mòn

Thứ Ba 19/02/2019 , 09:03 (GMT+7)

Khép lại năm 2018, tất cả các chỉ tiêu phát triển KT- XH của xã vùng cao Nậm Mòn, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch.

16-29-31_nm_mon_d_co_nhieu_doi_thy_khi_d_dt_12_tren_19_tieu_chi_xy_dung_ntm
Nậm Mòn có nhiều đổi thay và đã đạt 12/19 tiêu chí

Khép lại năm 2018, theo đánh giá của Phòng NN- PTNT huyện Bắc Hà, điểm đáng ghi nhận nhất của Nậm Mòn là xã đã chú trọng phát huy lợi thế đồng đất quê hương, Người dân chăm lo lao động, SX; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, thâm canh tăng vụ; nỗ lực vượt khó hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM đã đăng kí trong năm… Nhờ đó diện mạo thôn quê Nậm Mòn khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm nhanh, hiện còn ở mức 31,2%, đã giảm 17% hộ nghèo so với năm trước.

Chia sẻ về những chuyển mình, đổi thay của quê hương, ông Vàng Văn Hợi- Bí thư Đảng ủy xã Nậm Mòn phấn khởi cho biết: “Năm qua, xã đã vận động bà con 10 thôn, bản tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây lạc đỏ 90ha, đỗ đen 4ha, ớt Mường Khương 36ha và đang thí điểm trồng 1ha tỏi. Địa phương cũng chủ động xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm với các DN. Từ đó giúp Nậm Mòn có những bứt phá trong việc tận dụng quỹ đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, bà con cũng yên tâm SX, gắn bó với đồng đất”.

Kết quả từ thâm canh, tăng vụ được thể hiện khá rõ nét. Trước đây, diện tích cấy lúa chiêm xuân của địa phương rất ít, chỉ khoảng trên dưới 10ha, năm 2018 tăng lên gấp 5 lần, đạt 52ha nhờ đã tăng thêm được một vụ. Địa phương cũng triển khai tốt mô hình lúa “cánh đồng 1 giống” diện tích 20ha tại thôn Nậm Mòn, năng suất lúa đã tăng lên rõ rệt, đạt khoảng 45 tạ/ha. Với cây ngô, hiện trồng 3 vụ/năm với 95% diện tích ngô lai, sản lượng đạt trên 2.000 tấn.

Để từng bước góp phần giải quyết bài toán thu nhập và hộ nghèo, Nậm Mòn đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ; chủ động đứng ra làm đầu mối liên kết với DN thu mua, tiêu thụ nông sản cho bà con, nhất là quả ớt tươi, tỏi…Được biết, từ đầu năm 2016 đến nay, các giống cây trồng tiềm năng như ớt, thông, quế được xã khuyến khích người dân mở rộng diện tích.

16-29-31_img_5372
Để từng bước góp phần giải quyết bài toán thu nhập và hộ nghèo, Nậm Mòn đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ

Cụ thể, trồng mới trên 350 ha quế. Năm 2018, huyện giao 90ha, xã thực hiện 160ha, vượt 70ha. Qua thực tế canh tác, nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá phù hợp Nậm Mòn cũng đang định hướng người dân mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, để hình thành vùng chuyên canh như bưởi, ổi và mận Tam Hoa… Định hướng của xã sẽ quy hoạch vùng cây ăn quả khoảng 60 ha tại một số thôn, bản có điều kiện thuận lợi.

Sau nhiều nỗ lực, đến nay xã vùng cao Nậm Mòn đã đạt 12/19 tiêu chí xây dựng NTM, vẫn còn 7 tiêu chí phấn đấu hoàn thành ngay trong năm 2019, khó nhất vẫn là các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, điện nông thôn...đòi hỏi nguồn lực rất lớn và sự đồng thuận cao trong triển khai. Hiện thu nhập bình quân của Nậm Mòn đã đạt 18 triệu 700 nghìn đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 48,2% (năm 2017) xuống còn 31,2% thời điểm khảo sát cuối năm 2018.

Ông Vàng Văn Hợi cho biết thêm: “Năm 2019 này, cùng với Cốc Lầu, Bản Phố..., Nậm Mòn đã có lộ trình “cán đích” NTM, dẫu biết sẽ rất khó khăn khi còn tới 7 tiêu chí chưa đạt, tuy nhiên cả hệ thống chính trị và người dân Nậm Mòn sẽ đoàn kết, quyết tâm hoàn thành".

 

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm