| Hotline: 0983.970.780

Khởi tố và bắt tạm giam "ác mẫu" Trần Thị Phụng

Chủ Nhật 28/11/2010 , 08:28 (GMT+7)

"Ác mẫu" Trần Thị Phụng bị khởi tố và bắt tạm giam hai tháng với hành vi “hành hạ người khác” theo điều 10, Bộ luật hình sự.

Trần Thị Phụng và bé Hồ Thị Thúy Ngân (ảnh nhỏ)

Chiều 27/11, Viện phó Kiểm sát Nhân dân huyện Thuận An ( Bình Dương) Trần Trọng Liêm đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam hai tháng "ác mẫu" Trần Thị Phụng, (52 tuổi, ngụ tại 2/19 ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) với hành vi “hành hạ người khác” theo điều 10, Bộ luật hình sự.

>> Vụ bé gái 3 tuổi bị hành hạ dã man: Củng cố hồ sơ để khởi tố ''ác mẫu''
>> Dư luận lại sốc với clip hành hạ dã man trẻ nhỏ

Bà Phụng còn bị điều tra về hành vi ngược đãi trẻ em trong quá trình giữ trẻ "chui."

Kiểm sát viên Trần Trí Thức thụ lý điều tra vụ bảo mẫu hành hạ trẻ cho biết những gì bảo mẫu Phụng hành hạ bé Ngân mà clip ghi lại được là quá rõ ràng để truy tố hình sự. Tuy nhiên, vụ việc vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ thêm một số hành vi.

Trước đó, đoạn clip được phát tán trên mạng ngày 23/11 ghi lại cảnh một người đàn bà túm tóc và liên tục dội nước vào mồm một bé gái trong khi đạp chân trên lưng bé làm bé chới với không thể kháng cự khiến dư luận phẫn nộ.

Chỉ vài giờ sau, Công an xã Thuận Giao đã vào cuộc, tìm ra địa chỉ hành hạ cháu bé trong clip là điểm giữ trẻ “chui” 10 năm của bà Trần Thị Phụng. Ngay sau đó, bà Phụng phải thừa nhận đúng là nhân vật trong clip.

Sau khi xảy ra sự việc, bé Hồ Thị Thúy Ngân, 3 tuổi, đã được trường mẫu giáo Hoa Mai, xã Thuận Giao, ngỏ ý nhận vào học. Theo cô Nguyễn Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Mai, trường sẽ cố gắng ưu tiên để cho bé vào học tại trường, mặc dù hiện nay trường đã quá tải.

Ngày 27/11, Công ty may giầy da Hài Mỹ - nơi chị Nguyễn Thị Khanh (mẹ bé Ngân) làm công nhân - đã cho chị được nghỉ việc vài hôm, đồng thời công đoàn công ty hỗ trợ gia đình chị 500.000 đồng để chăm sóc sức khỏe cho bé Ngân. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng hỗ trợ gia đình bé Ngân 500.000 đồng.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm