| Hotline: 0983.970.780

Khởi tố vụ phá rừng tàn khốc ở Hà Tĩnh

Thứ Tư 21/03/2012 , 15:21 (GMT+7)

Sáng 21/3, đại tá Hoàng Bá Thọ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Cơ quan CSĐT – CA tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua.

Sau một thời gian thực hiện việc thu gom hàng trăm m3 gỗ do lâm tặc tàn phá rừng đầu nguồn ở Sơn Hồng, huyện Hương Sơn. Sáng 21/3, đại tá Hoàng Bá Thọ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Cơ quan CSĐT – CA tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua.

>> Đằng sau vụ phá rừng tàn khốc ở Hà Tĩnh
>> Vụ phá rừng tàn khốc ở Hà Tĩnh: Hoàn tất truy quét lâm sản bất hợp pháp trước 11/3
>> Rừng nghiến Hà Giang đang bị phá nát
>> Tan nát rừng đầu nguồn Sơn Hồng


Gỗ đủng đỉnh về xuôi (ảnh chụp lúc 14h ngày 3/3, tại địa bàn xã Sơn Hồng)

Từ Công văn của Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày 19/3, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 1768/VPCP- KTN về việc “xử lý vấn đề báo nêu”, trích ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ phá rừng tàn khốc tại Hà Tĩnh được đăng tải trên báo chí thời gian vừa qua. Trường hợp có sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Báo NNVN đã có loạt bài điều tra, phản ánh về vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực rừng đầu nguồn biên giới xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn. Và cho đến nay, lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh đã hoàn tất việc truy quét, thu hồi 352 m3 gỗ (từ nhóm 2 đến nhóm 6) được lâm tặc tập kết tại các tiểu khu 2, 12, 21 và 22 thuộc Ban Quản lý BVXD rừng Hồng Lĩnh (Cty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn).


Lực lượng chức năng tổ chức thu gom

Có thể khẳng định, đây là vụ phá rừng tồi tệ nhất từ trước tới nay ở Hà Tĩnh được phát giác, khiến dư luận rất bức xúc và đặt nhiều dấu chấm hỏi trước trách nhiệm của các cơ quan chức năng có mặt trên địa bàn. Bởi dọc tuyến đường độc đạo từ QL 8A dẫn vào Sơn Hồng có tới 5 trạm kiểm soát của các lực lượng chức năng nhưng lâm tặc vẫn có thể lọt qua để vào triệt hạ rừng đầu nguồn trong một thời gian dài. Đáng chú ý hơn, trong năm 2011, đã có tới 3 đoàn kiểm tra, 1 chuyên án điều tra được thành lập để điều tra, thanh tra khu vực rừng vừa bị phá trước đây, thế nhưng không một cơ quan nào phát hiện được số gỗ hàng trăm m3 nói trên.

Nguyên nhân dẫn đến vụ lâm tặc khai thác gỗ trái phép cũng có nhiều ý kiến cho rằng, do Hà Tĩnh có chủ trương “bán đấu giá cây rừng” thiếu lộ trình, đóng cửa rừng khiến chủ rừng không có tiền tái đầu tư cho công tác BVR. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã đăng tải bài viết “Nguy cơ giải thể một đơn vị anh hùng”, phản ánh về tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của Cty LN&DV Hương Sơn có nguy cơ giải thể vì mất việc làm. Sau khi bài viết đăng tải, Thủ tướng Chính phủ có Công văn yêu cầu Bộ NN&PTNT kiểm tra, làm rõ vấn đề báo NNVN nêu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 29/3/2012.

Ngay sau đó, trong 2 ngày 20 - 21/3, đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã có cuộc làm việc với Cty LN&DV Chúc A (huyện Hương Khê) và Cty LN&DV Hương Sơn.

Phát hiện thêm hơn 135 m3 gỗ đang cất giấu trong rừng

Không chỉ dừng lại ở con số 352m3 gỗ lậu các lực lượng chức năng thu hồi về các điểm tập kết theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Sơn thông tin: Trong 3 ngày từ 14- 16/3, Hạt Kiểm lâm huyện, chủ rừng phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiếp tục tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường rừng tại các tiểu khu 2, 12, 21 và 22 đã phát hiện thêm 365 phiến, lóng gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 8 (tương đương khoảng hơn 135 m3) nữa đang được cất giấu trong rừng. Hiện số gỗ mới phát hiện này đã được lập biên bản và bảo vệ nghiêm ngặt, sẽ  tiếp tục mở chiến dịch thu gom trong những ngày tới.

Như vậy, tính đến thời điểm này, số lượng gỗ thành khí từ vụ phá rừng bị được phát hiện và thu giữ tại các tiểu khu thuộc vùng rừng biên giới Việt – Lào đã lên tới gần 500 m3, đây thể hiện một vụ phá rừng nghiêm trọng chưa từng xảy ra tại Hà Tĩnh từ trước tới nay.

Theo thông tin ban đầu mà chúng tôi nhận được, tại các cuộc làm việc này, hầu hết cán bộ, CNV của 2 Cty nói trên đều tỏ ra bức xúc trước chủ trương bán đấu giá cây rừng thiếu lộ trình, khiến công nhân không có việc làm, công tác BVR bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến hoạt động của 2 Cty bị đình trệ hơn một năm nay. Cán bộ CNV 2 Cty cũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần có chính sách phù hợp để sự nghiệp phát triển rừng của 2 đơn vị ngày một bền vững hơn.

Đến quyết định khởi tố

Sau khi phát hiện hàng trăm m3 gỗ bị triệt hạ tại khu rừng biên giới tại xã Sơn Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao lực lượng Công an tỉnh Hà Tĩnh thành lập Ban chuyên án vào cuộc điều tra làm rõ vụ phá rừng nghiêm trọng này.

Chuyên án điều tra do đại tá Bùi Đình Quang, Thủ trưởng cơ quan CSĐT, Phó GĐ Công an tỉnh làm Trưởng ban chuyên án, với nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Hương Sơn và chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ điều tra; truy tìm đối tượng tàn phá rừng; làm rõ sai phạm; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan một cách chính xác, khách quan để có cơ sở xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Đại tá Hoàng Bá Thọ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Phó ban chuyên án cho hay, căn cứ kết quả điều tra ban đầu của Ban chuyên án, chiều ngày 20/3, Cơ quan CSĐT đã ký quyết định số 03, khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”. Theo đại tá Thọ, Phòng cảnh sát kinh tế sẽ cử 11 cán bộ, chiến sỹ trực tiếp điều tra vụ án này”. Cũng theo đại tá này, hiện chưa thể trả lời được có bị can nào bị khởi tố hay không?!

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm