| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 09/10/2008 , 08:30 (GMT+7)

08:30 - 09/10/2008

Không chạnh lòng sao được?

Có một thông tin khiến những người quan tâm đến xuất khẩu gạo không thể không suy nghĩ.

Có một thông tin khiến những người quan tâm đến xuất khẩu gạo không thể không suy nghĩ. Đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Campuchia (CEDAC) vừa thông báo sẽ xuất khẩu sang Đức và Mỹ 230 tấn gạo sạch (gạo hữu cơ), một loại gạo khi trồng không dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu. CEDAC cũng cho biết đang có sẵn hơn 600 tấn gạo hữu cơ để bán trong nước và xuất khẩu. Mấy năm nay, CEDAC ra sức khuyến khích nông dân Campuchia tăng sản lượng lúa hữu cơ, lúa làm ra đến đâu CEDAC thu mua hết đến đó với giá cao hơn 10-20% so với giá thị trường. Trong năm 2008 này, CEDAC sẽ mua 2.000 tấn lúa hữu cơ, tăng thêm tới 800 tấn so với năm 2007.

Thông tin trên khiến cho một số doanh nghiệp tâm huyết với hạt lúa, hạt gạo hữu cơ ở nước ta giật mình. Bởi Thái Lan "vượt mặt" Việt Nam trong sản xuất lúa gạo  đã là chuyện đương nhiên, nay đến Campuchia cũng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "ăn khói" thì "tội nghiệp" quá. Nhớ lại thời điểm CEDAC bắt đầu làm lúa hữu cơ ở Campuchia (năm 2004), cũng là lúc một số doanh nghiệp ở Việt Nam đầu tư sản xuất lúa hữu cơ trên những diện tích nhỏ. Kết quả cho thấy tuy không dùng bất cứ một loại phân, loại thuốc hoá học nào, nhưng lúa hữu cơ do nông dân Việt Nam làm ra vẫn cho năng suất cao, hạt gạo hữu cơ đảm bảo được độ sạch và có hương vị thơm ngon, bán lại được giá.

Tuy nhiên, sau mấy năm trời, sản xuất lúa gạo hữu cơ ở nước ta vẫn rất trầy trật trong việc mở rộng diện tích, gia tăng sản lượng. Thậm chí có doanh nghiệp đã phải bỏ cuộc chơi. Làm lúa hữu cơ không hề dễ dàng nhất là thuyết phục nông dân vì các Hai Lúa ở ta lâu nay đã quá quen với việc vãi phân, xịt thuốc cho lúa rồi. Nếu nông dân đồng ý làm theo còn đỡ, ngược lại thì chẳng lẽ doanh nghiệp cứ ngày đêm đi rình họ xem có vi phạm hay không…Nhưng khó khăn lớn nhất đối với cây lúa hữu cơ ở Việt Nam là vẫn do các doanh nghiệp mày mò tự làm, tự tiêu thụ là chính, thiếu sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan chức năng.

Tay nghề trồng lúa của người Campuchia chắc chắn thua người Việt ta. Nhưng nhờ được tổ chức một cách bài bản, đến giờ họ đã có thể xuất khẩu được gạo hữu cơ . Còn cây lúa hữu cơ Việt Nam vẫn đang lầm lụi đâu đó trên những diện tích rất nhỏ hẹp. Không chạnh lòng sao được?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm