| Hotline: 0983.970.780

Không chạy theo nhu cầu các địa phương

Thứ Tư 12/03/2014 , 09:53 (GMT+7)

Ngày 11/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nội dung rà soát bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016.

Theo đó, còn 91 dự án chưa hoàn thành nhưng nguồn vốn trái phiếu chỉ đáp ứng được 42%. Nhiều dự án thiếu vốn phải cắt giảm quy mô, hoãn hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư...

Thiếu vốn

Bộ trưởng Vinh cho biết, nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016 của 91 dự án này là 42.316,29 tỷ đồng, nhưng dự kiến kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 chỉ có 18.066,739 tỷ đồng (bằng 42,7% nhu cầu cần bổ sung), gồm: 36 dự án giao thông, 35 dự án thủy lợi và 20 dự án y tế.

Số đơn vị có dự án cần rà soát là 25, gồm 2 Bộ (Giao thông Vận tải, Y tế) và 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó Bộ KH-ĐT đã phải tiến hành rà soát thêm lần nữa, cân đối lại nguồn vốn theo nguyên tắc dồn vốn trái phiếu Chính phủ có được để bố trí hoàn thành dứt điểm các dự án có trong danh mục rà soát, sớm đưa vào sử dụng.

 Đối với dự án không có khả năng bố trí đủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành dứt điểm theo dự án đã được duyệt, các Bộ, địa phương phải tiến hành xử lý theo hướng: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, huy động thêm nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để có thể hoàn thành dự án.

 Trường hợp không thể huy động thêm đủ nguồn lực để hoàn thành dự án, phải thực hiện điều chỉnh cắt, giảm quy mô đầu tư dự án phù hợp với khả năng cân đối của nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và khả năng huy động các nguồn vốn khác cho dự án.

Việc cắt, giảm quy mô đầu tư phải bảo đảm tính hợp lý, thực hiện được những hạng mục chính, cơ bản của dự án, đảm bảo dự án vẫn phát huy tác dụng. Đối với những dự án không có khả năng bố trí, huy động đủ vốn để hoàn thành hoặc bố trí thêm vẫn không mang lại hiệu quả thiết thực, kiên quyết phải đình hoãn để xử lý sau năm 2016 hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư.

Cụ thể, tại các địa phương số dự án phải rà soát là 80 dự án nhưng chỉ giữ nguyên quy mô dự án đầu tư cho 2 dự án và bố trí đủ vốn trái phiếu Chính phủ 564 tỷ đồng để hoàn thành dứt điểm đưa vào sử dụng. Còn lại, đều phải điều chỉnh cắt, giảm quy mô đầu tư của dự án và huy động thêm các nguồn lực hoàn thành các hạng mục chính, cơ bản phát huy tác dụng của dự án.

Bộ GT- VT phải rà soát là 7 dự án, cắt giảm quy mô 4 dự án cho phù hợp với nguồn vốn trái phiếu đảm bảo đầu tư đủ để đưa vào khai thác sử dụng gồm: Dự án QL 8; dự án cải tạo nâng cấp QL 25; dự án QL 3B; dự án QL 30. Hai dự án được bố trí vốn dứt điểm là dự án đường Hồ Chí Minh và dự án xây dựng tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Ngoài ra, nhằm tăng năng lực cho các đoàn tàu liên tuyến và đoàn tàu Thống nhất, Bộ GT-VT cũng đề nghị ưu tiên 350 tỉ đồng cho dự án điều chỉnh, bổ sung thay tà vẹt bê tông K1, K2, tà vẹt sắt, tà vẹt dự ứng lực, đặt thêm đường số 3 với các ga chỉ có 2 đường đoạn Vinh – Nha Trang.

Bộ Y tế có 4 dự án, với số vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến bố trí là 845,201 tỷ đồng (bằng 60,47% nhu cầu bổ sung giai đoạn 2014-2016). Bộ Y tế cam kết huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành 4 dự án và đã có quyết định điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn.

Tỉnh cam kết đầu tư vẫn phải chứng minh nguồn lực

Để giải quyết vấn đề, Bộ KH-ĐT đã bàn với các Bộ và địa phương có dự án và kết quả là có 41 dự án được bố trí đủ vốn để hoàn thành theo tổng mức đầu tư quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội, trong đó: Bộ GT- VT 2 dự án, Bộ Y tế 2 dự án, địa phương 37 dự án.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ phải cân nhắc kĩ khả năng bổ sung vốn của các địa phương, tỉnh nào cam kết đầu tư phải chỉ ra được nguồn vốn. Bà Ngân cũng lưu ý việc thắt chặt quản lý đầu tư theo Nghị quyết của QH: “Nghị quyết QH phải nghiêm. Đã ra Nghị quyết rồi thì không thể chạy theo nhu cầu tăng tổng mức đầu tư của các tỉnh. Nếu các tỉnh đã cam kết thì phải tự cân đối chứ QH không chạy theo tìm nguồn”.

Có 40 dự án hoàn thành được các hạng mục chính, cơ bản phát huy được hiệu quả dự án. Trong số 91 dự án rà soát, chỉ còn 9 dự án không được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016, phải tạm giãn, hoãn tiến độ hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư. “Các tỉnh cam kết nếu dự án được tiếp tục triển khai sẽ chủ động huy động nguồn vốn bổ sung từ ngân sách của địa phương, nguồn xổ số kiến thiết...”, ông Vinh nói.

Từ cam kết của các tỉnh, Bộ KH-ĐT kiến nghị UBTVQH phê duyệt bố trí 4.362,596 tỷ đồng cho 22 dự án điều chỉnh cắt, giảm quy mô; 8.762,839 tỷ đồng cho 37 dự án không điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng Bộ và địa phương có văn bản cam kết huy động các nguồn vốn khác để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ; và 3.617,457 tỷ đồng cho 18 dự án điều chỉnh cắt, giảm quy mô đầu tư, đồng thời cam kết huy động thêm nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

Đánh giá kết quả rà soát của Bộ KH-ĐT về cơ bản các thành viên UBTVQH đều tán thành, tuy nhiên Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn trái phiểu Chính phủ vẫn cần thận trọng ngay cả với các dự án đã được các địa phương cam kết huy động vốn.

“Tôi thấy tình trạng đầu tư dàn trải ở các tỉnh vẫn còn nhiều, có tỉnh nghèo mà tổng mức đầu tư lên tới 3.600 tỉ, không hiểu họ sẽ huy động nguồn nào để tiếp tục các dự án? Vì vậy cần phải xem xét kĩ khả năng bổ sung vốn từ phía các địa phương”.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm