| Hotline: 0983.970.780

Khống chế lây nhiễm bệnh từ động vật

Thứ Ba 09/07/2013 , 09:54 (GMT+7)

Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT vừa “tung ra” một công cụ rất sắc bén, là cơ hội mới đầy hy vọng cho việc khống chế dịch bệnh động vật lây sang người.

Lây nhiễm bệnh từ động vật là nỗi âu lo của cả loài người, tình trạng bị nhiễm và tử vong các bệnh từ động vật diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, song mỗi nước lại có “công cụ” riêng để “tuyên chiến” với khả năng lây dịch bệnh từ động vật sang người.  

Ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT vừa “tung ra” một công cụ rất sắc bén, là cơ hội mới đầy hy vọng cho việc khống chế dịch bệnh động vật lây sang người.

Trong tổng số 630 người mắc bệnh cúm A H5N1 trên thế giới có tới 375 người chết; số người chết do bệnh dại lên tới 55.000 trường hợp… Đây là những con số gây lo sợ bởi số lượng người mắc và chết do nhiễm các bệnh từ động vật truyền sang đang ngày càng gia tăng.

Tình trạng này làm nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tích cực triển khai nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tại Việt Nam, trong 28 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải báo cáo theo quy định của Bộ Y tế thì có tới 7 bệnh lây nhiễm từ động vật. Số liệu cập nhật mới nhất đến tháng 6/2013, tổng số người mắc cúm A H5N1 ở nước ta là 125 người, trong đó 62 người đã tử vong.

Năm 2012 có 5/67 người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn đã chết, 3/877 người chết bởi viêm não virus và 127 người mắc bệnh nhiệt thán bị lây từ trâu, bò...

Với các số liệu thống kê này của Bộ Y tế cho thấy tình trạng lây nhiễm bệnh từ động vật sang người ở nước ta đã và đang diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng ở phạm vi toàn quốc.

Khống chế khó khăn và cơ hội mới

Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng chóng mặt của dân số thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cũng tăng cao, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển nhanh, rộng trên khắp cả nước.

Song bên cạnh những thành quả đáng kích lệ của ngành này thì cũng như ngành y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các ngành liên quan lại phải đối mặt với tình hình dịch bệnh phức tạp, thường xuyên đe dọa cho sự phát triển bền vững của chính ngành chăn nuôi, cho sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng thực phẩm của toàn xã hội.

Nhận thức được vấn đề này, nhiều năm qua ngành chăn nuôi, thú y phối hợp với ngành y tế đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và ngăn chặn tình trạng lây nhiễm sang người.

Song do chưa có quy định cụ thể nên lĩnh vực này còn thiếu phương pháp triển khai, sự phối hợp giữa các ngành liên quan và với chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.  

Trước tình trạng này, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) nỗ lực xây dựng trong 2 năm để 2 Bộ chính thức ban hành được Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT có hiệu lực vào ngày 15/7 tới về hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Đây là một bước tiến mới, một hành lang pháp lý hiệu quả, thiết thực cho công tác phòng chống lây nhiễm bệnh động vật sang người ở Việt Nam. Công cụ pháp lý mới này được giới chuyên môn đánh giá cao và được đặt nhiều hy vọng cho công cuộc bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam.

Tuy nhiên tại hội thảo giới thiệu Thông tư này do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/6 vừa qua tại Hà Nội thì nhiều đại biểu vẫn cho rằng một trong những nguyên nhân chính vẫn là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học cũng như ý thức của một bộ phận người chăn nuôi chưa cao trong phòng chống dịch, gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, ô nhiễm môi trường chăn nuôi và ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh sang người.

Vì vậy, giải pháp cơ bản để khống chế mối nguy dịch bệnh lây nhiễm từ động vật sang người mà trước hết là 5 bệnh quy định trong Thông tư liên tịch trên (bệnh cúm H5N1, dại, liên cầu khuẩn lợn, bệnh than và bệnh xoắn khuẩn vàng da) vẫn là khâu quy hoạch, tổ chức quản lý ngành chăn nuôi các cấp cần được triển khai tích cực hơn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp liên ngành và chính quyền các cấp, giải pháp KHKT tiên tiến về chăn nuôi, thú y và quy trình chăn nuôi an toàn sinh học được chuyển giao đến từng hộ chăn nuôi.

Giảm thiểu dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đảm bảo chất lượng môi trường sống và cung ứng thực phẩm an toàn cho người dân là giải pháp khống chế sự lây nhiễm dịch bệnh động vật sang người hiệu quả nhất. Đó cũng là một trong mục tiêu phát triển bền vững của ngành chăn nuôi cũng như thực hiện trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm