| Hotline: 0983.970.780

Không chỉ có tiền mà phải... nhiều tiền

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:54 (GMT+7)

Gôn đúng là môn thể thao dành cho giới quý tộc, bằng chứng là một đại gia trong ngành xây dựng đã từng nói: Muốn tuần nào cũng được cầm cây gậy vút vào quả bóng, thì không chỉ cần có tiền, mà cần phải có… thật nhiều tiền.

Gôn đúng là môn thể thao dành cho giới quý tộc, bằng chứng là một đại gia trong ngành xây dựng đã từng nói: Muốn tuần nào cũng được cầm cây gậy vút vào quả bóng, thì không chỉ cần có tiền, mà cần phải có… thật nhiều tiền.

>> Golf - Trò chơi tốn kém

Một triệu USD và… nhiều hơn thế!

“Chơi gôn đúng là tốn kém thật, nhưng là khó đối với giới trung lưu. Chứ còn với giới “quý tộc”,  thì bỏ ra ngày cỡ… chục triệu cũng chẳng khó khăn là mấy”, đại gia Dương, chủ tịch HĐQT một DN trong ngành xây dựng nói với đùa với tôi. “Ngay như mới năm vừa rồi, dân chơi gôn xôn xao trước một giải đấu trong nước với giải thưởng cho người thắng cuộc là 1 triệu USD, kèm thêm 1 chiếc xe Mercedes trị giá cả tỷ bạc”.

Nghe Dương kể, giải thưởng 1 triệu USD, đúng là lớn thật, nhưng so với nhiều đại gia đã có “thâm niên” chơi gôn từ 4-5 năm trở lên, thì cũng không phải cái gì đó lớn lao lắm. Quan trọng nhất của “người sành điệu” là chơi gôn đem lại sức khỏe, đem lại cho các golfer (người chơi gôn) những thời gian thư giãn mà ít môn thể thao nào có được. Khẩu hiệu mà những golfer “bán nghiệp dư” như Dương đưa ra là “một triệu USD và nhiều hơn thế”!

Tính sơ sơ vậy nhưng thật ra hiện tại ở Việt Nam hầu hết dân chơi gôn không phải nhằm mục tiêu thi đấu kiếm tiền vì chơi nghiệp dư là chính. Kiếm tiền từ gôn còn là chuyện của tương lai, khi một vài tài năng gôn trẻ Việt Nam có điều kiện để trở thành dân pro (chuyên nghiệp). Trở thành một golfer đã khó (và tốn kém), thành môt pro-golfer con đường còn dài và gian khó (và tốn kém) bội phần.

Dương kể rằng, cách đây 5 năm, khi chưa “ăn lên làm ra”, thì thấy chơi gôn là cái gì đó xa vời, chiếc gậy gôn cũng chẳng khác chiếc vợt tennis là mấy. Bật tivi lên, thấy có chương trình gôn là vội vã chuyển kênh. Thế nhưng, từ sau khi tiếp cận môn thể thao này, Dương thấy có một sự cuốn hút kỳ lạ. “Cái thú của chơi gôn cũng mênh mông như sân gôn hàng trăm ngàn mét vuông, mỗi golfer ở thứ hạng, đẳng cấp của mình cảm nhận sự thú vị, niềm sung sướng một cách khác nhau”, Dương ví von.

Tuy nhiên, không phải đại gia nào cũng có niềm đam mê với gôn như Dương. Ngay như bạn anh là Q., TGĐ một công ty chuyên thi công các công trình giao thông, thì chơi gôn và đến sân gôn chỉ đơn giản như một phương cách ngoại giao mà doanh nhân này áp dụng. Nào là sắm gậy, bóng, thẻ hội viên, cộng với thuê người tập huấn kỹ thuật, luật chơi gôn, nhưng là cho… người khác.

Q. bảo, cuối tuần nào anh cũng ra sân như thể một vận động viên thực thụ. Tuy vậy, mục đích các cuộc chơi của Q. chỉ là “phục vụ” một lãnh đạo ngành A, B nào đó, để giành lấy một vài hợp đồng, hoặc xin đôi ba dự án làm đường, làm cầu. “Tất cả chi phí sắm “đồ” cho “đối tác” nằm cả trong tiền của dự án nên không lo. Nhiều khoản không thể đi đêm bằng tiền mặt thì “ngoại giao sân gôn” là cách tốt nhất, vừa hợp lý, lại hợp tình”, Q. cho hay.

Thế giới của đại gia

Ngày cuối tuần, nhận lời mời của Dương, tôi lò dò đến sân gôn. Đi cho biết, tôi nghĩ vậy! Là hội viên của sân gôn Phượng Hoàng hơn 4 năm nay, Dương được đội ngũ điều hành và caddie (nhân viên phục vụ) chào hỏi khá thân mật. Còn tôi, kẻ ngoại đạo thì lại lớ ngớ như lạc vào thế giới khác.

Quả thật, dù rất muốn, nhưng chắc tôi sẽ không dám đi lần thứ hai, bởi chi phí cho một buổi “thư giãn” trên sân gôn hơn cả số tiền thu nhập cả tháng của tôi.  Những khoản chi tối thiểu phải móc hầu bao cho một cuộc chơi gồm: 105 USD lệ phí sân + 25 USD tiền thuê gậy + hơn 30 USD tiền ăn và những phí lặt vặt khác, dễ đến gần 200 USD. Đó là chưa kể những khoản phụ phí khác thì vô vàn, không tính nổi. Đại loại như người vào sân chơi phải chi từ 2,5 - 3 triệu đồng/3 giờ chơi cho công việc phục vụ như nước uống, khăn lau mặt, cho người đứng che ô, người nhặt bóng...

Nghe tôi trình bày, Dương cười bảo, thế thì đã “nhằm nhò” gì. Bình quân cả mấy năm nay, mỗi năm anh chi phí cho chơi gôn khoảng không dưới 500 triệu đồng. Đó là bộ gậy 13 chiếc và các vật dụng đi kèm giá thấp nhất khoảng 6.000USD. Phí tập chơi khoảng 100USD/giờ/mỗi tuần, tập khoảng 3 giờ x 4 tuần = 12 giờ = 1.200USD/tháng, thời gian tập tối thiểu 3 tháng = 3.600USD.

“Trung lưu đừng học chơi gôn làm gì. Bởi đây là thú chơi không những ngốn tiền và còn tốn cả thời gian. Bởi riêng gậy gôn thôi đã có rất nhiều loại khác nhau về chất liệu và giá thành. Chất liệu của gậy cho sân 18 lỗ khác với 32 và 64 lỗ; cho mỗi hình thức chơi cũng khác nhau. Mà đã vào đến sân rồi, nhìn thấy người ta có gậy đẹp, gậy tốt, mình không có, không mua thì không được, ai sĩ diện cho. Thế là tìm, là mua bằng được...”, Dương nói.

Sau khi biết chơi, để có thể tham gia thì phải đăng ký làm thành viên câu lạc bộ và đóng một khoản phí mà bạn tôi cho biết, tùy từng loại sân gôn mà phí khác nhau. Nhưng ở Việt Nam tối thiểu là 20.000USD và tối đa là 80.000USD. Dương đã có 2 thẻ thuộc loại 30.000USD và 60.000USD sẵn sàng nhượng lại cho tôi thẻ 60.000USD với giá “hữu nghị” vừa bán vừa cho là 40.000USD. Tôi lắc đầu, lè lưỡi!

TP Hà Nội có 19 sân gôn, trong đó 15 dự án được chấp thuận đầu tư và với 4 sân gôn đang hoạt động. Ngoài ra, một số sân gôn ở vùng ven thủ đô như Đầm Vạc, Tam Đảo... ở Vĩnh Phúc cũng được nhiều golfer hay lui tới.

Để sở hữu một chiếc thẻ hội viên trên thị trường hiện nay, golfer phải trả tới 30.000 USD - 130.000 USD tùy sân. Các thẻ có thể mua đi bán lại tùy theo mức thỏa thuận. Mỗi năm, phí thường niên của nhiều sân dao động khoảng trên dưới 1.000 USD đến khoảng 2.000 USD.

Như vậy, tính sơ bộ, để trở thành người chơi gôn nghiệp dư và có mặt trên sân gôn tôi phải bỏ ra từ 40.000USD đến 80.000USD, tương đương với một chiếc xe hơi loại “xịn”. “Thôi thì, nếu có điều kiện, tôi sẽ chọn phương án “tiêu tiền” thứ hai vậy”, tôi thầm nghĩ.

Tuy nhiên, Dương bảo, đó mới là phần nổi của những chi phí khi tham gia “câu lạc bộ của những đại gia”. Để có thể chơi gôn, theo Dương, luật bất thành văn là đi xế hộp từ 1 tỷ trở lên. “Nhẹ nhàng” thì cũng phải cỡ Toyota Camry, Lexus IS250, hoặc sang hơn thì Mercedes S350, hay Lexus LS460… “Đấy là phần cứng, còn phần mềm thì tùy theo độ hứng. Hôm nào vui, đi một lèo hết 18 lỗ trong chưa đầy 4 tiếng thì có thể rủ nhau đi nhậu. Mà một cuộc nhậu lại kéo dài mấy tiếng, uống 2- 3 chai Ballantines 30, Chivas 25, mỗi chai cỡ tám đến chục triệu. Thế là đã “đi” khoảng vài chục triệu đồng”, Dương kể.

Ngoài chuyện chơi gôn đơn thuần, mỗi hội viên khi đi đánh gôn đều sẵn sàng “độ”, tức là cá cược với nhau, cho “xôm trò”. Mỗi lần thua, hay được “độ”, bạn tôi cũng bỏ ra, hay thu về vài nghìn USD.

Đúng là thú chơi của đại gia, dân thường không theo được!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất