| Hotline: 0983.970.780

Không cho đăng ký đối với thuốc hóa học có độ độc cấp I, II

Thứ Hai 11/08/2014 , 08:28 (GMT+7)

Trong danh mục hiện nay thuốc trừ tuyến trùng thuộc loại ít, nhưng đây cũng là tập trung những loại thuốc cực độc./ Về thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Nội dung trao đổi:

Không cho đăng ký đối với thuốc hóa học có độ độc cấp I, II cho dù đấy là thuốc trừ tuyến trùng (mục 2, điều 6, dự thảo Thông tư 3).

Hội doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam (VIPA): Trong khi các loại thuốc trừ dịch hại có độ độc nhóm I, II được đăng ký như thuốc khử trùng, thuốc trừ chuột, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, nhưng còn thuốc trừ tuyến trùng hại cây trồng thì sao?

Như chúng ta đều biết tuyệt đại đa số thuốc hóa học trừ tuyến trùng đều có độ độc thuộc nhóm I hoặc II. Nếu những thuốc này không được đăng ký thì khi có dịch tuyến trùng hại cây trồng xảy ra xử lý bằng cách nào? Đề nghị ban soạn thảo sửa đoạn văn trên như sau: "Những thuốc có độ độc nhóm I, II được đăng ký như thuốc khử trùng, thuốc trừ chuột, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc trừ tuyến trùng…”.

TS Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam: Phun thuốc để khử trùng kho, nông lâm sản có sự khác biệt với phun ngoài đồng ruộng. Theo một số nghiên cứu nước ngoài thì khi phun ngoài đồng ruộng chỉ có chưa đầy 10% lượng thuốc tham gia diệt sâu bệnh, còn 90% làm ô nhiễm đất, nước, không khí, nông sản, nên việc quản lý chặt chẽ thuốc BVTV, nhất là thuốc có độ độc cao là rất cần thiết.

Trong danh mục hiện nay thuốc trừ tuyến trùng thuộc loại ít, nhưng đây cũng là tập trung những loại thuốc cực độc.

Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu sự khuyếch tán, di chuyển, tích lũy, của những độc chất đấy trong đất, nước ngầm, chuỗi sinh thái nên có nói cũng chỉ là theo tài liệu, chuyên gia nước ngoài, nhưng theo dõi thực tế thấy có một số thuốc rất độc cho người sử dụng như Mocap, nên cần loại bỏ hay có biện pháp quản lý thật chặt chẽ.

Song song với việc giảm thiểu thuốc hóa học trừ tuyến trùng độc hại, cần khuyến khích việc sử dụng thuốc sinh học, ít độc hại như sincoxin.

KS Nguyễn Mạnh Chinh, cán bộ chuyên ngành BVTV (đã nghỉ hưu): Tuy không gây hại nặng nề như rầy nâu, đạo ôn trên lúa nhưng tuyến trùng cũng từng gây dịch tiêm đọt sần trên lúa tại ĐBSCL (1979-1980), trên dưa hấu ở Tiền Giang (1982-1983) và hiện nay đang gây hại nặng cho cà phê, hồ tiêu ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

VN chúng ta với khí hậu nóng ẩm, nhiều vùng thoát nước kém, người dân chưa coi trọng luân canh, bón ít phân hữu cơ, hiểu biết về tuyến trùng ít, chưa có thuốc đặc trị, hầu hết thuốc độc cao là những trở ngại cho công tác phòng trừ dịch hại tuyến trùng.

Theo tôi bên cạnh khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, sử dụng thuốc sinh học thì cũng cần nên hạn chế thuốc hóa học độc hại, với thuốc độc I thì nên cấm, còn với thuốc độc II cần xếp vào diện quản lý đặc biệt (chẳng hạn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt).

NỘI DUNG TRAO ĐỔI KỲ SAU:
Chỉ được đăng ký 1 hàm lượng cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc BVTV (khoản b, mục 5, điều 5, dự thảo TT 3).
Rất mong bạn đọc góp ý kiến trao đổi: Ý kiến xin gửi theo địa chỉ thư điện tử: diendanbvtv@gmail.com.

QUANG NGỌC (Tập hợp ý kiến)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm