| Hotline: 0983.970.780

Không có chuyện ăn cá kèo bị ung thư

Thứ Năm 09/12/2010 , 09:08 (GMT+7)

Tin đồn thất thiệt không biết ở đâu ra nhưng “bản tin” trên trời rơi xuống này khiến người nuôi rơi vào cảnh khốn đốn.

Thời gian gần đây, ở tỉnh Bạc Liêu nhiều người bàn tán xôn xao về tin đồn ăn cá kèo sẽ mắc bệnh ung thư. Tin đồn thất thiệt không biết ở đâu ra nhưng chính “bản tin” trên trời rơi xuống này mà người nuôi cá kèo ở Bạc Liêu rơi vào cảnh khốn đốn.

Món ăn rất ngon chế biến từ cá kèo.

Ông Lâm Hoàng Hôn là người nuôi cá kèo ở phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, bức xúc nói: “Tôi có 3 ao nuôi cá kèo, vốn đầu tư trên 200 triệu đồng, hiện cá đã quá lứa thu hoạch nhưng kêu hoài không có thương lái đến mua”. Theo ông Hôn và nhiều người nuôi cá kèo ở phường Nhà Mát, thời gian gây đây nghe nhiều người nói ăn cá kèo mắc bệnh ung thư nên cá kéo nuôi của bà con bán không chạy. Giá cá thì đột ngột sụt giảm mạnh chưa từng có, lại không người mua làm cho người nuôi cá thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần do chi phí con giống, thức ăn mỗi ha đầu tư không dưới 400 triệu đồng.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Tùng (P.5, TP Bạc Liêu)- người thu mua và cũng là người nuôi cá kèo cho biết, giá cá kèo sụt giảm rất mạnh, cá loại 40 con/kg hiện khoảng 46.000 đồng/kg, trong khi trước đây cá cỡ này giá gần 190.000 đồng/kg. Ông Tùng mỗi ngày thu mua cả chục tấn cá kèo ở Bạc Liêu rồi vận chuyển lên TP Cần Thơ và TP.HCM tiêu thụ cho các chủ vựa lớn, nhưng mấy ngày qua nhiều chủ vựa không “ăn hàng” nữa nên mỗi tuần chỉ thu mua trên dưới 1 tấn cá.

Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi cá kèo công nghiệp lớn nhất trong khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có gần 400 ha diện tích nuôi cá kèo công nghiệp ven biển, trong đó có gần 200 ha nuôi cá kèo trên đất muối. Qua khảo sát của Sở NN- PTNT toàn tỉnh có gần 1.000 tấn cá kèo đến kỳ thu hoạch nhưng chưa tiêu thụ được. Kỹ sư Phan Hữu Đầy, Phó trạm Khuyến nông Khuyến ngư TP Bạc Liêu cho biết, cách nay khoảng hai tháng, giá cá kèo thương phẩm từ 180.000 – 190.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 35.000 – 40.000đồng/kg tùy loại nhưng thương lái không mua. Không bán được cá, người dân cầm cự chờ giá nhưng càng neo chừng nào càng lỗ đậm chừng ấy.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu khẳng định, không có chuyện ăn cá kèo mắc bệnh ung thư. Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, cá kèo tự nhiên thì người dân Nam bộ đã ăn từ lâu đời nhưng đến nay chưa có trường hợp nào được xác định là bị ung thư do ăn cá kèo. Trong khi đó cá kèo nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, thì các chất có trong thức ăn, các loại thuốc xử lý nước, xử lý môi trường đều nằm trong danh mục được Bộ NN-PTNT cho phép, là không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó, giống cá kèo nuôi được khai thác trong thiên nhiên, vì vậy không thể nói ăn cá kèo nuôi lại mắc... bệnh ung thư.

Được biết, Sở NN-PTNT Bạc Liêu đã chỉ đạo các phòng, trung tâm trực thuộc Sở khẩn trương xác minh, ngăn chặn nạn tung tin đồn thất thiệt, đồng thời tuyên truyền giải thích cho người dân rõ tránh gây hoang mang trong dư luận.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm