| Hotline: 0983.970.780

Không có giống kháng sâu bệnh, đừng mong làm gạo hữu cơ!

Thứ Năm 30/05/2019 , 18:53 (GMT+7)

Tại hội thảo giới thiệu tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt - BVTV do Viện KHNN Việt Nam (VAAS) tổ chức ngày 30/5, nhiều ý kiến cho rằng: SX lúa gạo hữu cơ khó khả thi nếu không có các giống lúa chống chịu, kháng sâu bệnh.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề chế biến và kinh doanh lúa gạo, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, GĐ Cty CP Kinh doanh chế biến hàng nông sản Bảo Minh (Hà Nội) cho biết: Hiện nay, Cty đang kinh doanh khoảng gần 40 loại gạo khác nhau, trải dài trên phạm vi cả nước, trong đó chiến lược của Cty là đi vào các giống lúa bản địa, lúa đặc sản chất lượng cao như Xi dẻo, tám Điện Biên, tám xoan Hải Hậu, Tú Lệ, Séng Cù, Tám Thái đỏ, Tám Điện Biên, Nếp cái Hoa vàng, Nếp nương, Nếp Cẩm...

Hiện gạo của Cty đã được đưa vào phân phối tại nhiều hệ thống như Big C, Metro, Lotte mart, Co.oop mart, Vinmart, Hiway, AEON… 

Các đại biểu tham dự hội thảo thăm khu khảo nghiệm hơn 50 giống lúa tại VAAS trong vụ ĐX 2019

Bảo Minh cũng đã và đang tổ chức quy hoạch các vùng nguyên liệu đảm bảo chỉ tiêu về organic, nguồn nước sạch, đất không bị ô nhiễm, gene giống bản địa lâu đời...

Để làm được điều đó, giai đoạn 2015 - 2018, Bảo Minh đã làm sạch, “thải độc” đất (bỏ hoang 3 năm liên tục không canh tác), dự đến 2020 sẽ có được sản phẩm gạo hữu cơ XK theo tiêu chuẩn EU, đến 2023 có những cánh đồng mẫu lớn đáp ứng theo yêu cầu của đối tác nước ngoài...

Khát vọng lớn, tuy nhiên điều mà bà Hiếu lo lắng, đó là khâu tổ chức SX cho nông dân tại các vùng lúa gạo đặc sản hiện nay theo hướng hữu cơ đang vô cùng nan giải.

“Ngay tại các vùng lúa gạo đặc sản như Séng Cù, tám Điện Biên, Tú Lệ... ở miền núi xa xôi, hiện nay nông dân sử dụng thuốc BVTV và đặc biệt là thuốc trừ cỏ vô cùng khủng khiếp. Vì thế khi đưa gạo đi xét nghiệm thì gần như không lô nào đạt yêu cầu về dư lượng”, bà Hiếu lo ngại.

Cũng theo bà Hiếu, thời gian qua, với định hướng SX lúa gạo hữu cơ, Cty đã phải hợp tác với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (thuộc VAAS) để hỗ trợ cán bộ kỹ thuật trong việc tập huấn, chuyển giao các quy trình SX lúa gạo theo hướng hữu cơ, nhất là các giải pháp canh tác như IPM, SRI... nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

Giống lúa chống chịu, kháng với sâu bệnh là điều kiện tiên quyết để SX lúa gạo hữu cơ

Tại vùng lúa đặc sản tám xoan Hải Hậu (Nam Định), thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông cũng đã phối hợp với nhiều đơn vị, HTX, trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các HTX nhằm tăng cường tập huấn, chuyển giao các quy trình SX lúa hàng hóa, chất lượng cao theo hướng hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc, gắn với tổ chức tiêu thụ.

Ông Hà Minh Đức, Giám đốc HTX Sản xuất - Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng (xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu) cho biết: Với sự hỗ trợ chuyển giao quy trình kỹ thuật của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, HTX đã bắt tay xây dựng vùng SX lúa tám xoan đặc sản theo hướng hữu cơ từ năm 2018.

Đến nay, HTX đã quy hoạch (cách biệt với vùng SX thông thường), đưa vào SX hơn 30 mẫu (hơn 10 ha) lúa tám xoan hữu cơ.

Sản phẩm gạo của HTX đã được dan tem truy xuất nguồn gốc, phân phối cho hệ thống siêu thị tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM và Vũng Tàu.

Giá gạo tám xoan hữu cơ trung bình đạt trên 100 nghìn đồng/kg, gạo Bắc thơm 7 trung bình 27 nghìn đồng/kg và luôn “cháy hàng”.

Mặc dù vậy, khó khăn lớn nhất của HTX, đó vẫn là việc áp dụng tiêu chuẩn SX theo hướng hữu cơ đòi hỏi rất nghiêm ngặt, đặc biệt là sâu bệnh...

TS Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia cho rằng: Hiện nay, diễn biến thời tiết ngày càng thất thường, khó lường, nguy cơ nhiều loại sâu bệnh trên lúa vì vậy ngày càng nguy hiểm. Điển hình là vụ ĐX 2019, ít năm nào bệnh bạc lá lại bùng phát bất thường như vụ ĐX năm nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu tốt, kháng được với sâu bệnh phải là yêu cầu tiên quyết nếu muốn SX lúa gạo theo hướng hữu cơ.

TS Nguyễn Quang Tin, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Hiện nay, xu hướng SX lúa gạo hữu cơ đang ngày càng nở rộ. Tuy nhiên với tình hình sâu bệnh phức tạp như hiện nay, thật khó khả thi để SX được lúa gạo hữu cơ, bởi khi có sâu bệnh nghiêm trọng xảy ra, không còn cách nào khác là vẫn buộc phải sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy, nghiên cứu giống kháng, chống chịu tốt với sâu bệnh không chỉ là định hướng chung hiện nay, mà còn là yêu cầu tiên quyết để tiến tới SX hữu cơ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm