| Hotline: 0983.970.780

Không có việc phẫu thuật lấy nội tạng bệnh nhân

Thứ Ba 01/06/2010 , 18:51 (GMT+7)

Có tin đồn bệnh nhân Nguyễn Thị Bé bị phẫu thuật để lấy nội tạng sau khi điều trị đau mắt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Liên quan đến tin đồn về việc bệnh nhân Nguyễn Thị Bé, 64 tuổi, ngụ ở Tiền Giang bị phẫu thuật để lấy nội tạng sau khi điều trị đau mắt tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đặng Vạn Phước, Phó Giám đốc Bệnh viện khẳng định hoàn toàn không có việc phẫu thuật để lấy nội tạng bệnh nhân.

Theo bác sĩ Phước, bệnh nhân Bé có tiền căn bị cao huyết áp nhưng điều trị không đầy đủ, trước khi nhập Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7 tháng, bệnh nhân bị ngã chấn thương ở đầu, sau một thời gian thì có dấu hiệu ù tai, mắt đỏ và mờ dần.

Bệnh nhân đi chữa trị ở một số bệnh viện chuyên khoa mắt nhưng do chưa xác định đúng nguyên nhân nên điều trị mà bệnh không thuyên giảm. Sau đó, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược để được điều trị.

Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị rò động mạch cảnh trái xoan 2 sau chấn thương, dẫn đến xung huyết ở mắt, vùng mắt có tiếng thổi do máu đi qua bất thường. Cách điều trị tốt nhất là can thiệp bằng thủ thuật để bít lỗ rò bằng bóng, ngăn những biến chứng của lỗ rò.

Ngày 17/5, bệnh nhân được các bác sĩ bệnh viện tiến hành thủ thuật, việc thủ thuật thuận lợi và thành công. Tuy nhiên, sau thủ thuật khoảng 1 giờ bệnh nhân bị tụt huyết áp, choáng, dọa ngưng tim, nên được cấp cứu và hồi sức. Trong quá trình hồi sức, các bác sĩ phát hiện bụng bệnh nhân trướng.

Qua siêu âm, chẩn đoán phát hiện có dịch trong ổ bụng nên đã chọc thăm dò, phát hiện dịch là máu nên chỉ định mổ cấp cứu để cầm máu trong ổ bụng. Khi mổ phát hiện một phần gan bệnh nhân bị rách gây chảy máu nên đã khâu cầm máu. Tuy nhiên, tình trạng biến chứng của bệnh nhân rất nặng và đã tử vong. Do đó, vết mổ ở bụng là do khâu lại phần gan bị rách chứ không có việc phẫu thuật để lấy nội tạng bệnh nhân.

Cũng theo bác sĩ Phước, có 3 khả năng gây ra biến chứng chóng mặt và tụt huyết áp sau thủ thuật: Bệnh nhân dị ứng với những thuốc đã dùng trước hoặc trong quá trình thủ thuật; phản xạ phế vị liên quan đến thủ thuật vùng động mạch cảnh; biến chứng thủng hoặc vỡ mạch máu trong quá trình thủ thuật. Đây là những biến chứng đã được ghi rõ trong y văn.

Ngoài ra, phần gan bệnh nhân bị rách có thể liên quan đến động tác xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi hồi sức lúc bệnh nhân dọa ngưng tim. Do đó, đây là trường hợp tử vong không may do xảy ra biến chứng khi thủ thuật vùng động mạch cảnh.

Các bác sĩ đã giải thích rõ cho gia đình bệnh nhân. Gia đình bệnh nhân cũng hoàn toàn không có thắc mắc, khiếu nại gì.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm