| Hotline: 0983.970.780

Không để 'dính' dịch tả lợn châu Phi

Thứ Sáu 21/12/2018 , 08:57 (GMT+7)

“Đến thời điểm này chúng ta đã ngăn chặn thành công dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong dịp cuối năm và Tết Kỷ Hợi 2019, nguy cơ sẽ rất cao..." - Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho hay.

* Hỗ trợ xuất khẩu đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay

Năm 2018 là một năm ngành thú y đã nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh, khống chế, ngăn chặn được dịch bệnh LMLM, GGC, tai xanh... và đặc biệt là ngăn chặn thành công dịch tả lợn châu Phi, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong nước. Đồng thời, hỗ trợ  xuất khẩu đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay.

Ảnh minh họa

Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho hay: Nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.

Tại Trung Quốc, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam; các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín được phát hiện trên xúc xích đựng trong hành lý của hành khách người Trung Quốc tại sân bay của Hàn Quốc; trong xúc xích, nhân bánh bao của du khách từ Trung Quốc tại sân bay của Nhật Bản; trong xúc xích của du khách đi từ Trung Quốc sang Chiang Rai, Thái Lan vào cuối tháng 11/2018) cũng có thể đưa vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

“Đến thời điểm này chúng ta đã ngăn chặn thành công dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong dịp cuối năm và Tết Kỷ Hợi 2019, nguy cơ sẽ rất cao do nhu cầu thịt trong nước tăng cao, nhập lậu, nhập khẩu trái phép sẽ gia tăng. Bộ NN-PTNT đã có công điện yêu cầu các tỉnh, TP đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc và TP. Hà Nội, TP. HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh... tiếp tục theo dõi, cập nhật sát sao tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc; thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam” – ông Thành chỉ đạo.

Năm 2018 ngành thú y đã xúc tiến các thủ tục hỗ trợ Cty CP Ba Huân, Cty THNH Leow Casing, Cty Vinamilk, Cty ELT Việt Nam, Cty Thắng Lợi, Cty Vân Anh Nguyễn, Cty Vĩnh Nghiệp có nhu cầu XK động vật và sản phẩm động vật ra thị trường các nước như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar…

Đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền về thú y của các nước cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc XK động vật, sản phẩm động vật từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Malaysia, EU, Mỹ…

Ngoài ra, còn cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y, phân tích, thẩm định hồ sơ, đánh giá nguy cơ trên cơ sở thông tin do các cơ quan có thẩm quyền về thú y của hơn 33 nước để phục vụ việc kiểm soát NK động vật, sản phẩm động vật (thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, lợn, gà, mật ong; động vật sống như bò, cừu, gia cầm làm giống, giết mổ…) vào Việt Nam.

Công tác này góp phần giảm thiểu nguy cơ đối với sự xâm nhiễm của mầm bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua động vật, sản phẩm động vật NK; góp phần giảm áp lực đối với sản xuất trong nước và hỗ trợ cho việc đàm phán xúc tiến XK động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam đi các nước.

Cục Thú y đã tiếp nhận và xử lý 303 hồ sơ, trong đó: đã xử lý 287 hồ sơ và đang xem xét 16 hồ sơ của các DN đăng ký XK sản phẩm động vật trên cạn của 29 quốc gia. Đã chấp thuận cho 35 DN vào danh sách các DN đủ điều kiện XK thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam (chiếm 12,20%). Danh sách các DN đủ điều kiện XK thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam được cập nhật thường xuyên và đăng tải trên website của Cục Thú y.

Cty TNHH Koyu & Unitek đã XK được 169 lô thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản với tổng trọng lượng 1.032 tấn. Nhật Bản cũng đã có thư chính thức chấp thuận việc NK sản phẩm thịt gia cầm chế biến của Cty CP Việt Nam và NK vỏ xúc xích muối làm từ ruột động vật của Cty TNHH Leow Casing Việt Nam.

Cty Bel gà XK được gần 100.000 quả trứng giống sang Myanmar; XK gần 1,5 triệu con gà giống sang Campuchia với giá trị trên 500.000 USD.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm