| Hotline: 0983.970.780

Không để người chăn nuôi trong nước bị bóc lột

Thứ Tư 30/11/2011 , 10:03 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo cương quyết của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần trong cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và LMLM...

* Cục Thú y Hà Lan chỉ có 5 người nhưng cách họ sắp xếp, phân bổ công việc rất cụ thể và quy trách nhiệm rất rõ ràng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần (trái) đề nghị Cục Chăn nuôi tìm hiểu thực trạng các trại gia công chăn nuôi cho DN nước ngoài

Đó là chỉ đạo cương quyết của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần trong cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng chiều qua 29/11.

Theo ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y, trong 3 tuần qua, toàn quốc không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm (CGC) nào. Hiện cả nước còn tỉnh Nghệ An có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày. Đây là ổ dịch bùng phát từ ngày 24/10/2011 - 8/11/2011 tại 13 hộ gia đình thuộc xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ là 1.964 con. Đối với dịch LMLM và dịch tai xanh, 3 tuần qua toàn quốc không phát sinh thêm ổ dịch mới. Các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Quảng Nam, dịch tai xanh cũng đã qua 21 ngày.

Tuy nhiên, Cục Thú y khuyến cáo, hiện thời tiết diễn biến bất thường và bắt đầu chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, virút lưu hành khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã có biến đổi và vẫn chưa có vacxin phù hợp, việc nhập lậu gia súc, gia cầm vào trong nước diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán khiến nguy cơ tái bùng phát dịch CGC, LMLM và dịch tai xanh là rất cao. Do đó, Cục Thú y đề nghị các địa phương không được chủ quan lơ là, luôn chuẩn bị sẵn phương án để xử lý khi ổ dịch chưa kịp bùng phát.

Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đề nghị Cục Chăn nuôi làm rõ vì sao thời gian vừa qua giá gà trắng giống tăng tới 21.000 đồng/con trong khi giá gà màu giống do các DN trong nước SX giá chỉ có 7.000 đồng/con. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện các DN trong nước chủ yếu SX các giống gà màu vì dễ nuôi, tuổi thọ gà bố mẹ cao lại dễ bán, các giống gà trắng đều do các DN nước ngoài SX và cung cấp. Trong đó, CP chiếm khoảng 35%, Japfa 8% và một số đơn vị nước ngoài khác chiếm 20%.

Theo ông Sơn, thời điểm giá gà, lợn lên cao, giá gà màu giống cũng lên đến 17.000 đồng/con. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu ổn định, giá gà màu giảm xuống 7.000 - 10.000 đồng/con nhưng giá gà trắng do các DN nước ngoài SX vẫn giữ ở mức 21.000 đồng/con. Hiện, giá TĂCN khoảng 10.000 đồng/kg, ông Sơn cho rằng, giá gà trắng giống khoảng 12.000 đồng/con là hợp lý. Như vậy, rất có thể các DN nước ngoài đang thao túng giá gà trắng giống trên thị trường.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu thời gian tới, Cục Chăn nuôi phải tập trung cho việc hỗ trợ SX giống gà trắng để cân đối cung cầu, không được để các DN nước ngoài lợi dụng sự mất cân bằng để độc quyền làm giá gây bất lợi cho người chăn nuôi.Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị trong công tác phòng chống dịch của ta cần giảm sự chỉ đạo chung chung bằng việc phân công trách nhiệm thật cụ thể, rõ ràng cho từng đơn vị, cá nhân có liên quan.

“Tôi đề nghị Cục Chăn nuôi sắp tới làm việc với các trang trại gia công chăn nuôi cho nước ngoài xem cơ chế gia công cũng như hợp đồng như thế nào? Người gia công trong nước có gặp bất lợi hay được hưởng lợi nhuận phù hợp với công sức tiền của họ bỏ ra hay không? Cương quyết, không được để người chăn nuôi trong nước bị bóc lột. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ làm việc trực tiếp với CP, Japfa... để cân đối và ổn định lại thị trường”- Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh.

Thứ trưởng cho biết thêm, vừa qua ông có chuyến công tác tại Hà Lan thấy Cục Thú y của họ chỉ có 5 người nhưng cách họ sắp xếp, phân bổ công việc rất cụ thể và quy trách nhiệm rất rõ ràng nên công tác điều hành cũng như tổ chức rất tốt.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm