| Hotline: 0983.970.780

Không để nhà trường thành nơi tiêu thụ các sản phẩm sữa chất lượng chưa đảm bảo

Thứ Sáu 02/11/2018 , 13:31 (GMT+7)

TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nói về chương trình Sữa học đường (SHĐ) gây nhiều ý kiến thời gian qua.

12-42-53_img_4393
TS Tống Xuân Chinh

Vừa qua Bộ Y tế có công văn 5454/BYT-ATTP về gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc sản phẩm sữa tham gia Chương trình SHĐ, trong đó có đặt vấn đề điều chỉnh lại quy định, cho cả các sản phẩm sữa dạng lỏng khác cũng được  tham gia. Lý do Bộ Y tế nêu là sữa tươi trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Năng lực thực tế của ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi của Việt Nam hiện nay có đúng là không đáp ứng nhu cầu như Bộ Y tế nêu không?

Chăn nuôi không phải là ngành có bề dày truyền thống của nước ta nhưng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Sữa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch hơn 300 triệu USD.

Năm 2018, dự kiến sản lượng sữa nguyên liệu đạt trên 960.000 tấn, chỉ tiêu đến năm 2020 là 1 triệu tấn trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 là hoàn toàn có thể đạt được. Cục Chăn nuôi đã ước tính về nhu cầu của chương trình SHĐ, cũng như khả năng cung ứng của ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trong nước. Theo đó, với nhu cầu mỗi học sinh sử dụng 180ml sữa/ngày x 260 ngày đến lớp x khoảng 11 triệu học sinh (từ mẫu giáo đến lớp 6) thì sản lượng sữa cần cho chương trình Sữa học đường khoảng 514.000 tấn, tương đương 22.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, sản lượng sữa năm 2018 đã đạt khoảng 960.000 tấn, vì vậy, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu chế biến cho Chương trình SHĐ tại các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Tuy nhiên, việc đa dạng hóa như đề xuất của Bộ Y tế cũng đáng chú ý?

Sau này chúng ta du nhập có phát triển cao hơn thì tăng cường đa dạng hóa lên, còn lúc này để hỗ trợ cho sự phát triển ngành chăn nuôi trong nước, nhất là chăn nuôi bò sữa có tiềm năng rất lớn như vậy, các doanh nghiệp lớn không chỉ phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước mà còn mang những khoản tiền rất lớn hàng tỉ USD ra nước ngoài đầu tư, thế thì cớ gì không tạo điều kiện cho sự phát triển sữa tươi trong nước, chúng ta không phải nhập khẩu. Ngoài ra, chúng ta mới đáp ứng được khoảng 40%, còn 60% chúng ta vẫn phải nhập về, rồi chế biến.

Theo ông, những giải pháp nào để đảm bảo chất lượng SHĐ?

Chúng ta phải đảm bảo an toàn từ khâu quản lý chăn nuôi, từ thu gom, chế biến, bảo quản, phân phối, đưa ra thị trường. Về góc độ sữa đóng gói thì việc kiểm soát chất lượng sẽ được kiểm soát của Bộ Y tế, Bộ Công thương. Còn kiểm soát sữa tươi nguyên liệu là trách nhiệm của Bộ NN-PTNT. Ví dụ ở Mộc Châu (Sơn La), chúng tôi phải hướng dẫn cho bà con rất đầy đủ các quy trình, áp dụng VietGAP, tuân thủ quy chuẩn sữa tươi nguyên liệu, sữa tươi thành phẩm, giám sát quy trình để đảm bảo chất lượng an toàn của sữa. Đối với người tiêu dùng thì phụ huynh nên tham gia giám sát trong Ban Điều hành chương trình SHĐ, nhằm giám sát sản phẩm sử dụng, chất lượng của sữa… để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chiều cao và sức bền cho trẻ, đồng thời không để nhà trường thành nơi tiêu thụ các sản phẩm chất lượng chưa đảm bảo.

Thực tế hiện nay mỗi địa phương áp dụng chương trình SHĐ khác nhau. Đây có phải là bất cập?

Đối với các chương trình SHĐ của các địa phương thì mỗi địa phương triển khai một cách khác nhau, tùy vào điều kiện của mình, đặc biệt tùy thuộc vào yếu tố kinh tế và sự chỉ đạo. Nhưng tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất về mặt tổ chức là mỗi địa phương phải thành lập được ban chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã như Bắc Ninh đã và đang thực hiện rất tốt. Trong sự hình thành một ban như vậy cần có sự giám sát của doanh nghiệp, phải có giám sát của các hiệp hội, đặc biệt sự giám sát của phụ huynh học sinh, chứ không phải chỉ có cơ quan quản lý Nhà nước giám sát với nhau.

Điểm thứ hai nữa là họ phải xây dựng trang web quảng bá tất cả các thông tin, công khai minh bạch đối với chương trình SHĐ của tỉnh trên trang đấy để cộng đồng giám sát. Thứ ba nữa là khi Nhà nước hay Trung ương chưa ban hành tiêu chuẩn SHĐ thì các tỉnh có quyền ban hành tiêu chuẩn SHĐ của chính họ và áp dụng cho tình hình điều kiện của tỉnh đó. Như vậy sẽ cực kỳ minh bạch và đưa vào trong hợp đồng đấu thầu được.

Đối với các hiệp hội sẽ tham gia giám sát như thế nào?

Hiệp hội có rất nhiều vai trò, cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, với người tiêu dùng và nhiều tổ chức xã hội khác. Nhu cầu giám sát của Hiệp hội là phải thông qua các thành viên của mình ở các góc độ khác nhau. Việc giám sát ấy tăng cường thông qua quá trình tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và thông tin để tăng cường hiểu biết của các thành viên để biết quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giám sát. Thứ ba nữa, Hiệp hội có thể tăng cường vai trò giám sát bằng việc tham gia vào việc xây dựng các quyết định của Nhà nước để làm sao cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.