| Hotline: 0983.970.780

"Không khai giảng nếu trường không có ban chỉ đạo H1N1"

Thứ Sáu 24/07/2009 , 09:33 (GMT+7)

"Các trường phải thành lập ban chỉ đạo H1N1 trước ngày khai giảng", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi giao ban trực tuyến tối 23/7.

"Ngành giáo dục phải sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu phải đóng cửa trường học. Các trường phải thành lập ban chỉ đạo H1N1 trước ngày khai giảng", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi giao ban trực tuyến tối 23/7.

Trước thực trạng dịch cúm H1N1 đã xuất hiện tại hai trường học ở TP HCM và đang có xu hướng lây sang các trường, các tỉnh khác, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc giao ban trực tuyến về cúm tại 3 điểm cầu ( Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM).

"Cúm H1N1 mới xuất hiện ở 2 trường trung học, nếu là trường đại học - nơi có số lượng người đông hơn nhiều - thì sẽ nguy hiểm như thế nào. Chỉ cần một sinh viên nhiễm thì mấy nghìn người có khả năng bị lây", Phó thủ tướng nói. 

Các học sinh nghi nhiễm cúm của trường Trung học tư thục Ngô Thời Nhiệm (TP HCM) bị khóa chặt trong sự kiểm soát của giám thị và bác sĩ.

Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Phó thủ tướng nhấn mạnh: "Mỗi học sinh phải có ý thức tự bảo vệ mình để không bị lây bệnh và không lây cho cộng đồng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trước ngày khai giảng, học sinh tự rà soát lại xem bản thân mình có tiếp xúc với ổ dịch, có tiếp xúc với những ai từ vùng dịch… Nếu thấy có nguy cơ phải đi khám trước".

Phó thủ tướng cũng yêu cầu việc khử trùng nhà vệ sinh ở trường học phải là ưu tiên hàng đầu ít nhất là trong nửa năm học, để đảm bảo đó không phải nguồn lây nhiễm. Ngành giáo dục cũng phải chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu phải đóng cửa trường học. Tất cả các trường phổ thông, cao đẳng, đại học phải thành lập ban chỉ đạo trước ngày khai giảng, vệ sinh bệnh viện trước khi nhập học.

"Nếu không có ban chỉ đạo thì không cho khai giảng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu, quỹ thời gian chỉ còn 3 tuần nữa để khoanh dịch phục vụ cho khai giảng năm học mới. Phụ huynh, học sinh không nên hoang mang vì cho đến thời điểm này các ca bệnh đều được phát hiện sớm, không có biến chứng nặng hay tử vong.

"So với các nước trong khu vực, chúng ta đã kiềm chế được tốc độ lây lan ở mức thấp nhất. Nhưng cũng không chủ quan vì bệnh lây lan rất nhanh”, ông Triệu nói.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh toàn ngành giáo dục cần được thông báo về hiểm họa H1N1. Qua kinh nghiệm của các nước khi cúm vào trường học là giai đoạn lây lan nguy hiểm nhất về cộng đồng. Thủ đô của Arghentina được xem là thành phố chết vì học sinh, sinh viên hoặc ở nhà cách ly hoặc ở tại bệnh viện. Tất cả mọi hoạt động, vui chơi giải trí đều tạm hoãn.

"Trong thời gian tới, sẽ vừa giám sát ở cửa khẩu song song với việc giám sát cộng đồng. Vì chỉ cần một người dương tính về xã coi như là một ổ dịch. Giống như vụ dịch ở trường Ngô Thời Nhiệm chỉ có một em về Đồng Nai ăn cỗ có tiếp xúc với người từ ngoài về đã lây cho nhiều em trong trường", ông Triệu cho biết.

Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở y tế TP HCM đề nghị phương án cách ly không tập trung tại các trường học. Từ trước đến nay, các ca bệnh đều tập trung về một mối, nhưng với tình hình hiện nay nếu cách ly tập trung sẽ nguy hiểm vi sợ lây chéo, thành ổ dịch lớn. Nhưng, đồng thời cũng phải đảm bảo việc giám sát chặt chẽ tại cộng đồng. Để tránh lây nhiễm trên đường vận chuyển, các trường phải tổ chức xe đưa các em về tận nhà, hướng dẫn tự cách ly tại gia đình, sát khuẩn xe.

Trước diễn biến dịch cúm lan nhanh ở các trường học, chiều 23/7, Sở GD&ĐT TP HCM khẩn cấp chỉ đạo các trường nội trú tạm ngưng việc tổ chức học. Khả năng đóng cửa các trường học, cách ly học sinh để đảm bảo an toàn đã được đặt ra.

Vệ sinh cá nhân phòng lây truyền bệnh qua đường hô hấp:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

- Tăng cường thông khí trong cơ sở y tế hoặc nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng.

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét.

- Nếu thấy có biểu hiện của hội chứng cúm, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm