| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Không lấy đủ nước đổ ải, ngành thủy lợi địa phương phải chịu trách nhiệm!

Thứ Năm 01/02/2018 , 19:35 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo: “Kết thúc đợt 2 lấy nước (tức 24 giờ ngày 4/2), các địa phương ở Trung du- miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng phải cơ bản lấy đủ nước, trừ diện tích chân vàn cao và cây màu vụ đông chưa thu hoạch kịp.

Nếu không, ngành thủy lợi ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm”.
 

Dồn tổng lực lấy nước

Công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ đông xuân được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dành sự quan tâm đặc biệt. Bởi ĐBSH là địa phương có điều kiện đặc thù “một xiềng ba sào”, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Sứ mệnh của nền nông nghiệp ĐBSH là cung ứng lương thực tại chỗ cho hàng chục triệu dân.

16-07-32_bo-truong3
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thị sát công tác đổ ải vụ đông xuân tại cánh đồng xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện (Hải Dương)

Sau khi thị sát một số công trình cấp nước và vùng sản xuất tại tỉnh Hải Dương, Hưng Yên vào sáng 1/2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đúc kết một số đặc điểm nổi bật trong vụ đông xuân 2017 – 2018.

Thứ nhất, năm nay do vùng ĐBSH phát triển sản xuất vụ đông, việc giải phóng đất chậm hơn dẫn tới tiến độ đổ ải không nhanh bằng năm ngoái. Cần huy động tổng lực thiết bị và nhân lực để lấy nước tối đa. Thậm chí ở những chân đất cao, phải có tiến hành bơm cưỡng bức, không thể trông chờ vào nguồn nước tự chảy được.

Đến nay, diện tích đủ nước khu vực Trung du- miền núi phía Bắc và ĐBSH đã đạt 63% tổng diện tích đổ ải (620.000ha). Trong khi đó, khung thời vụ lý tưởng nhất để gieo cấy vụ đông xuân là từ lập xuân (4/2) đến 25/2 để né gió Lào và nắng nóng vào thời kỳ lúa trỗ (cuối tháng 5). Vụ đông xuân năm nay đất không được ải do số ngày nắng, hanh ít hơn so với các năm trước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo quy trình làm đất phải “xoay” từ phơi ải sang ngâm giầm. “Ải thâm không bằng giầm ngấu”, vì vậy, lấy nước đến đâu phải vận động bà con ngâm đất và cày, bừa ngay đến đó, vừa để giữ nước, vừa để đất ngấu. Đồng thời, phải tăng bón lót bằng phân chuồng ngay từ khi làm đất để nâng cao khả năng khoáng hóa của đất, giúp cây trồng phát triển tốt. Tinh thần chỉ đạo tốt nhất trong điều kiện vụ đông xuân năm nay là “đất phải chờ mạ”.

16-07-32_bo-truong1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thị sát công tác đổ ải vụ đông xuân tại cánh đồng xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện (Hải Dương)

Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng lưu ý, các địa phương ĐBSH phải quản lý dịch bệnh ngay từ đầu, nhất là rầy lưng trắng (đối tượng trung gian lây nhiễm virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam), vì bệnh xoắn lùn sọc đen đã xảy ra trên diện rộng ở nhiều tình phía Bắc trong vụ mùa 2017.

Các Sở NN-PTNT phải rà soát thật kỹ, không để số lượng cá thể rầy lưng trắng bùng phát đến ngưỡng không thể khống chế được. Nếu dịch bệnh xảy ra thì ngành trồng trọt, BVTV phải chịu trách nhiệm.
 

Diện tích đủ nước đạt 63%

Theo ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), rút kinh nghiệm đợt xả nước lần 1, EVN đã phát điện hết công suất (hoạt động 7 tổ máy) cả ngày lẫn đêm để xả nước đệm tăng cường trước 4 ngày so với lịch lấy nước chính thức đợt 2 để duy trì mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội đạt từ 2,2m trở lên. Đồng thời yêu cầu các đơn vị đảm bảo cấp điện liên tục cho các trạm bơm, không được cắt điện để sửa chữa hệ thống.

Đến nay, trong tổng số gần 60.000ha gieo cấy vụ đông xuân, tỉnh Hải Dương đã có 70% diện tích đủ nước. Tuy nhiên, một số địa phương có truyền thống sản xuất cây vụ đông như huyện Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn… vẫn chưa giải phóng xong đất. Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, sẽ chỉ đạo chính quyền các xã đốc thúc bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch rau, màu và cấp đủ nước 100% diện tích theo đúng theo kế hoạch.

16-07-32_bo-truong5
Nông dân Hải Dương vừa lấy nước, vừa làm đất

Còn theo ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh Hưng Yên đã có 19.500ha đủ nước (chiếm 60% tổng diện tích gieo cấy vụ đông xuân).

Để có được thành tích tốt như vậy, trong 2 năm 2016 và 2017, tỉnh đã đầu tư 65 tỷ đồng xây dựng 17 trạm bơm cột nước thấp để chủ động bơm cấp nguồn cho các hệ thống thủy lợi trong điều kiện mực nước không đủ cho các trạm bơm lớn hoạt động. Ưu điểm của trạm bơm này là tiết kiệm được 35 – 40% điện năng tiêu thụ so với các trạm bơm công suất lớn. Đồng thời, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước xả tăng cường từ các hồ thủy điện phía Bắc.

Để công tác lấy nước được tiến hành thuận lợi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị EVN tăng cường phát điện và duy trì tổng lưu lượng xả ổn định liên tục cả ngày lẫn đêm 3 hồ chứa thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang khoảng 3.000m3/giây trong các đợt xả nước để các công trình phía hạ lưu lấy nước tối ưu.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng chỉ đạo toàn ngành thủy lợi phải bám sát thông tin, tổng hợp số liệu từ cơ sở và báo cáo Bộ trưởng xem xét, nếu cắt được số ngày xả nước thì sẽ tiến hành để tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.

 

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất