| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Hà Công Tuấn:

Không lơ là trong công tác phòng, chống cháy rừng

Thứ Ba 26/02/2019 , 20:32 (GMT+7)

Sáng 26/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Báo cáo với đoàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Hoàng Văn Tuấn cho biết, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp là 79.853 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng đặc dụng 39.709 ha, rừng phòng hộ 32.044 ha và rừng sản xuất 8.100 ha. Rừng ở Kiên Giang phân bố ở các khu vực đồng bằng, ven biển, đồi núi, biên giới, hải đảo… với hệ sinh thái rừng rất đa dạng như: rừng ngập phèn, ngập mặn, rừng lá rộng thường xanh. Diện tích rừng đã có chủ quản lý, gồm: 2 vườn quốc gia (VQG), 4 ban quản lý rừng và các công ty nhận khoán, thuê môi trường rừng.

17-52-01_1thu_truong_h_cong_tun_lm_viec_voi_lnh_do_tinh_kien_ging_ve_cong_tc_bo_ve_pht_trien_rung
Thứ trưởng Hà Công Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về công tác bảo vệ, phát triển rừng

Theo ông Tuấn, thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, không theo quy luật nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp rất nhiều khó khăn, như khô hạn kéo dài dẫn đến nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, xói lở vùng ven biển gây mất rừng và giảm diện tích rừng do phát triển kinh tế - xã hội. Thống kê của Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho thấy, hiện toàn tỉnh đang có hơn 41.000 ha rừng có nguy cơ xảy ra cháy, với cấp báo cao nhất là cấp ba, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi huyện đảo Phú Quốc và rừng tràm, rừng sản xuất của huyện Hòn Đất, Giang Thành…

Về phát triển rừng, năm 2018, tỉnh có kế hoạch trồng trên diện tích 1.276,3 ha, gồm rừng đặc dụng và phòng hộ: 803,3 ha, rừng sản xuất 360 ha, trồng rừng thay thế 113 ha; khoán bảo vệ rừng 8.604,5 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đặc dụng chuyển tiếp 609,3 ha; chăm sóc 3.285,5 ha; trồng hàng trăm ngàn cây phân tán…

Ông Phạm Quốc Dân, Giám đốc VQG U Minh Thượng cho biết, hiện nguy cơ xảy ra cháy rừng đang tăng lên khi vào cao điểm mùa khô, nhất là những diện tích tích tụ nhiều thực bì, than bùn nhiều… Toàn bộ khu vùng lõi đang có hơn 40.000 ha có nguy cơ cháy cao, chiếm khoảng 50% diện tích vườn. VQG đã kiện toàn ban chỉ đạo, các tổ đội PCCCR, xác định vùng nguy cơ cháy cao để tập trung tuần tra, bảo vệ.

Ông Huỳnh Xuân Phong, PGĐ Cty CP gỗ MDF Kiên Giang cho biết, nhà máy có công suất 75.000 m3 gỗ thành phẩm/năm, hiện đã hoạt động vượt công suất. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến hiện nay mùa từ Cà Mau khoảng 60%, Kiên Giang 30%, còn lại là An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng…

17-52-01_2don_cong_tc_cu_bo_nn-ptnt_kiem_tr_phuong_tien_my_moc_v_di_thuc_di_ti_vung_loi_vqg_u_minh_thuong_3
17-52-01_2don_cong_tc_cu_bo_nn-ptnt_kiem_tr_phuong_tien_my_moc_v_di_thuc_di_ti_vung_loi_vqg_u_minh_thuong_1
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra phương tiện máy móc và đi thực địa tại vùng lõi VQG U Minh Thượng

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, kiến nghị với đoàn, tỉnh có 200 km bờ biển, hiện đang bị xói lở nghiêm trọng hơn 30 km, có những đoạn đã ăn sát vào chân đê quốc phòng, cần phải làm kè chống xói lở và trồng lại rừng phòng hộ. Vì vậy, Bộ cần quan tâm các nguồn vốn đầu tư, giúp Kiên Giang thực hiện kè cứng để chống xói lở.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn, đánh giá cao giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng của Kiên Giang, cụ thể năm 2018, tỉnh không để xảy ra cháy rừng. Nhưng năm 2019 nguy cơ cháy sẽ cao, vì thời tiết khắc nghiệt hơn, hiện Kiên Giang có 3 khu vực có nguy cơ cháy rừng cao đó là rừng Phú Quốc, rừng sản xuất tại Hòn Đất và rừng U Minh Thượng… Vì vậy, không được lơ là mà phải tập trung toàn lực lượng, sẵn sàng mọi phương án, nhất là trong những tháng cao điểm mùa khô...

Buổi chiều, đoàn đã đi kiểm tra rừng phòng hộ ven biển, khu vực bị xói lở đê biển thuộc huyện An Biên, An Minh; kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại VQG U Minh Thượng và đi thực địa vào vùng lõi . Thứ trưởng đánh giá, từ vụ cháy lớn năm 2002 đến nay, lực lực bảo vệ rừng của vườn đã có sự phát triển, lớn mạnh, với nhiều phương tiện, máy móc đảm bảo đủ sức giữ rừng an toàn.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất