| Hotline: 0983.970.780

Không lo sốt giống

Thứ Hai 18/11/2013 , 10:02 (GMT+7)

Nhu cầu giống lúa cho vụ ĐX 2013 - 2014 xấp xỉ 60.000 tấn. Trong đó, lúa lai khoảng 11.000 tấn, lúa chất lượng trên 18.000 tấn, còn lại là các giống lúa khác.

* Giống lúa vẫn bị "ngăn sông cấm chợ"

Trước ảnh hưởng, diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh từ vụ mùa 2013 ở miền Bắc có thể ảnh hưởng tới tình hình SX vụ ĐX 2013 - 2014, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) và Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam(VSTA) vừa tổ chức hội nghị đánh giá cung cầu giống lúa.

KHUYẾN KHÍCH GIỐNG NGẮN NGÀY

Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2013 - 2014, toàn miền Bắc dự kiến gieo cấy trên 1,1 triệu ha, giảm khoảng 18.000 ha so với vụ ĐX 2012 - 2013 (chủ yếu do chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn), năng suất trung bình đạt 62,7 tạ/ha, tăng 0,4 tạ so với năm trước. Ước đạt sản lượng khoảng hơn 7,1 triệu tấn, giảm trên 60.000 tấn so với năm trước.

Cụ thể, diện tích của ĐBSH là 555.000 ha, Bắc Trung bộ 340.000 ha, các tỉnh Đông Bắc 200.000 ha và các tỉnh vùng Tây Bắc là 40.000 ha. Với một số diện tích không chủ động được tưới tiêu, cấy lúa kém hiệu quả, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương chủ động chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định cho biết, nhu cầu giống lúa cho vụ ĐX 2013 - 2014 xấp xỉ 60.000 tấn. Trong đó, lúa lai khoảng 11.000 tấn, lúa chất lượng trên 18.000 tấn, còn lại là các giống lúa khác.

Theo đó, năm 2014 lập xuân ngày 4/2/2014 (tức ngày mùng 5 Tết Giáp Ngọ). Trên cơ sở đó, tùy TGST của từng giống, điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp theo nguyên tắc đảm bảo lúa phân hóa đòng và trỗ gặp thời tiết thích hợp. Tránh rét muộn khi lúa trỗ, tránh lụt tiểu mãn ở vùng đất thấp khi thu hoạch, đồng thời tạo thuận lợi cho việc gieo cấy sớm vụ HT, vụ mùa và triển khai vụ đông 2014.


Dự báo nguồn giống lúa đủ cung cấp cho vụ ĐX 2013 - 2014

Hạn chế tối đa trà xuân sớm, xuân trung, trừ những nơi có điều kiện đặc thù. Nên mở rộng tối đa trà xuân muộn bằng những giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt. Đồng thời khuyến khích mở rộng tối đa diện tích lúa lai, ưu tiên giống có năng suất cao, chất lượng khá để tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế, cố gắng phấn đấu diện tích lúa lai đạt 450.000 ha (chiếm 40% diện tích), tương đương vụ ĐX 2012 - 2013.

“Hiện nay, bộ giống lúa rất đa dạng và phong phú, mỗi địa phương nên lựa chọn 4 - 5 giống chủ lực trong vụ ĐX, tùy điện kiện sinh thái, thổ nhưỡng của từng vùng miền. Tránh tình trạng cơ cấu cứng nhắc, an toàn quá ít giống khiến người dân ít có sự lựa chọn và các DN kinh doanh giống cây trồng gặp khó khăn. 

Đặc biệt, cần lưu ý với những giống mẫn cảm với nhiệt độ thấp, nhất là giai đoạn làm đòng từ bước 5 đến bước 6, để bố trí khung thời vụ thích hợp đối với từng địa phương và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của đơn vị cung ứng giống”, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định nói.

KHÔNG LO THIẾU GIỐNG

Theo VSTA, do ảnh hưởng bởi ảnh hưởng của thời tiết bất thuận trong quá trình SX vụ mùa 2013 nên kế hoạch SX giống lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ĐBSH năng suất lúa giảm so với vụ mùa 2012. Số liệu thống kê cho biết, năng suất lúa nhập kho của nhiều đơn vị giảm 20 - 30% kế hoạch. Không chỉ vậy, chất lượng giống cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là chỉ tiêu về nảy mầm và độ thuần giống.

Cụ thể, với lúa lai, diện tích SX hạt giống lúa lai trong nước vụ mùa năm 2013 là 1.067 ha, năng suất bình quân 2,35 tấn/ha, sản lượng khoảng 2.500 tấn, như vậy với nhu cầu là 11.000 tấn, chúng ta phải nhập khẩu ít nhất là 8.500 tấn.

Theo số liệu báo cáo bước đầu của một số DN, lượng giống lúa lai hiện có trong kho khoảng trên 8.600 tấn, một số đơn vị đang có kế hoạch nhập tiếp. Như vậy, nguồn giống lúa lai cho vụ ĐX cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.

Riêng với lúa thuần, nhu cầu vụ ĐX là gần 50.000 tấn, song các đơn vị trực thuộc VSTA đã cung ứng được trên 44.000 tấn, chiếm tới 70%. Còn lại là các công ty nhỏ lẻ và người dân tự cung ứng. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại về cơ bản nguồn cung giống cho vụ ĐX 2013 - 2014 không quá lo lắng.

Vấn đề lo lắng hiện nay chính là làm sao để kiểm soát được chất lượng giống, tránh để giống giả, giống kém chất lượng xâm nhập vào thị trường gây thiệt hại cho người nông dân.

Ông Lê Đăng Khoa, Chủ tịch HĐQT Cty CP GCT Thanh Hóa kiến nghị, việc cơ cấu giống lúa của các địa phương vô cùng bất cập và cứng nhắc, gây khó dễ cho các DN giống khi muốn đưa giống tốt đến cho bà con nông dân.

Ông Khoa nêu ví dụ, mặc dù giống của ông đã được công nhận giống quốc gia, đủ điều kiện SX thương mai trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, theo cơ cấu của tỉnh có 5 giống chủ lực thì giống của Cty ông có mặt trong đó.

Tuy nhiên, khi xuống đến huyện chỉ rút lại còn 2 giống chủ lực thì giống của Cty không còn trong đó, thậm chí có xã cũng tự ra “cơ cấu” một giống duy nhất cho địa phương mình khiến các DN giống muốn đưa đến được người nông dân cứ gọi là cậy cục hết cửa này đến cửa khác, đến lúc vào được rồi cũng phải “mệt phờ râu trê”.

Còn ông Nguyễn Ngọc Tiến, Giám đốc Cty CP GCT Quảng Ninh bức xúc với sự “thiên vị” trong việc đấu thầu các chương trình, đề tài về giống của Quốc gia. Theo ông Tiến, trong khi các Viện mỗi năm được hàng chục tỉ đồng để nghiên cứu lúa lai mà hiện nay lúa lai do các Viện làm ra chưa chiếm nổi 30% thị phần lúa lai, còn lại trên 60% vẫn là của DN.

Ông Tiến lấy luôn ví dụ về một đề tài nghiên cứu của Cty GCT Quảng Ninh xin có 200 triệu đồng để hoàn tất mà gần 10 năm rồi vẫn nằm đó không thể nào kết thúc. Một vấn đề khác, cũng được ông Tiến đem ra kiến nghị tại hội nghị lần này đó là việc dự trữ giống quốc gia bộc lộ sự bất cập và lãng phí tiền của Nhà nước.

Trong khi nông dân cần những giống tốt, chất lượng, năng suất cao để khôi phục kinh tế sau thiên tai, mất mùa thì lại nhận được hỗ trợ những giống lúa, ngô TGST dài vô tận nên bỏ không sử dụng. Từ đó, dẫn tới sự lãng phí rất lớn tiền của Nhà nước.

Qua đó, ông Tiến đề nghị phải phá bỏ thế độc quyền trong việc cung ứng giống cho chương trình dự trự giống Quốc gia hiện nay, tất cả các DN cần được tham gia bình đẳng vào công việc này.

Tập hợp các kiến nghị của những đơn vị thành viên, thông qua Cục Trồng trọt, ông Trần Mạnh Báo, Phó Chủ tịch thường trực VSTA đề xuất. Thứ nhất, để các DN được bình đẳng trong nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới như các đơn vị khác; các đơn vị SX hạt lai F1 được bảo hiểm nông nghiệp và được hưởng ưu đãi trong xây dựng CĐML; tiếp tục can thiệp với các Bộ, ngành liên quan để DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, nhất là ngoại tệ để nhập khẩu giống.

Bên cạnh đó, ông Báo đề nghị Cục Trồng trọt tiếp tục xem xét để nghị Bộ NN-PTNT sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan tới quản lí giống cây trồng để tháo gỡ khó khăn cho DN…

Trước kiến nghị của các DN trực thuộc VSTA, ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt nhấn mạnh, hiện nay theo pháp luật và quy định về kinh doanh giống cây trồng, DN có quyền kinh doanh ở mọi địa phương khi đã được công nhận là giống Quốc gia, không ai có quyền ngăn cấm.

Việc đấu thầu đề tài Nhà nước là công khai, tất cả DN đều có quyền tham gia. Tuy nhiên, ông Quảng đồng ý sẽ xem xét lại các kiến nghị của DN và thực tế nếu có khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách sẽ làm văn bản gửi các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN kịp thời cung ứng giống cho bà con nông dân SX vụ ĐX.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm