| Hotline: 0983.970.780

Không quản lý nổi

Thứ Tư 26/09/2012 , 10:49 (GMT+7)

Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng nhiều hộ dân ở Kiên Giang vẫn sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi chim yến trong nhà.

Khách sạn, nhà nghỉ cũng được tận dụng thành nhà nuôi chim yến

Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng nhiều hộ dân ở Kiên Giang vẫn sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi chim yến trong nhà. Nhiều ngôi nhà, thậm chí khách sạn, nhà nghỉ cũng được sửa sang, nâng cấp thành nhà dụ chim yến vào ở…

>> Nuôi yến trong nhà, không dễ

Dày đặc nhà yến

Phong trào nuôi chim yến trong nhà ở Kiên Giang mới phát triển vài năm trở lại đây và hầu hết người nuôi đều không có kinh nghiệm. Thế nhưng, số lượng nhà nuôi chim yến lại phát triển đến mức chóng mặt. Từ đất liền cho đến hải đảo, người đi đường đều đễ dàng nhìn thấy những ngôi nhà dụ chim yến.

Thậm chí có huyện không giáp biển, không có đảo, nằm sâu trong đất liền như Tân Hiệp, Giồng Riềng cũng có nhiều người đầu tư nuôi chim yến. Điều đáng nói là những ngôi nhà nuôi chim yến này đều nằm ngay trong khu dân cư, gây ảnh hưởng lớ đến đời sống sinh hoạt của người dân.

TP Rạch Giá là địa phương có phong trào nuôi chim yến rầm rộ nhất ở Kiên Giang. Đi dọc theo các tuyến đường trong khu lấn biển, dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà nuôi chim yến được thiết kế khá đặc trưng với rất nhiều lỗ thông hơi ở hai bên vách. Từ trong những căn nhà này, tiếng loa gọi chim yến lúc nào cũng "ríu rít" kêu suốt cả ngày đêm.

Nhiều nhà nuôi chim yến chỉ cách nhau vài chục mét, chung quanh là nhà dân. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên- Môi trường TP Rạch Giá, trên địa bàn thành phố đang có 41 hộ đầu tư nuôi chim yến trong nhà, chủ yếu tập trung ở các phường Vĩnh Lạc (14 hộ), Vĩnh Quang (9 hộ), Vĩnh Bảo (6 hộ), An Hòa (4 hộ)…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì con số thực tế lên đến cả trăm hộ. Chỉ tính riêng khu vực quanh khu dân cư An Hòa (phường An Hòa) đã có 5-6 hộ đầu tư xây nhà nuôi với khoảng cách giữa các hộ với nhau không quá 100 m. Bà Nguyễn Thị Lài ở khu dân cư An Hòa bức xúc: “Không hiểu chính quyền quản lý kiểu gì mà ngay trong khu dân cư lại cho họ đầu tư nuôi chim yến. Đi làm về mệt muốn nằm nghỉ một lúc cũng không được vì tiếng loa dụ chim yến cứ kêu ra rả suốt ngày bên tai. Rồi mùi hôi của phân yến bốc ra rất khó chịu. Buổi chiều, hàng trăm con chim yến bay lượn trên nóc nhà, ỉa phân khắp nơi nên chẳng ai dám sử dụng nước mưa nữa”.

Ông Trương Thành Thảo ở phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá đã đầu tư cả trăm triệu đồng nuôi loài chim "tiến vua" này nhưng không hiệu quả đành bỏ cuộc. “Lúc đầu thấy mọi người nuôi chim yến nên cũng bắt chước làm theo. Nhưng do không có kinh nghiệm nên chim chỉ về bay lượn và vào ở vài ngày rồi lại đi. Hơn nữa, số lượng đàn chim thì có hạn mà nhà dụ chim yến cứ mọc lên ngày càng nhiều nên chúng bị phân tán, nhà này gọi chim yến từ nhà khác qua. Cứ vậy, đàn yến quanh quẩn hết nhà này đến nhà khác mà chẳng chịu làm tổ”, ông cho biết.

Lúng túng quản lý

Ông Đoàn Hữu Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên-Môi trường Kiên Giang):

Hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc nuôi chim yến nên cơ quan chức năng đang gặp khó khăn trong công tác quản lý. Trong khi đó, chim yến là động vật hoang dã, chúng có khả năng bay rất xa nên người nuôi cũng không thể quản lý được (!). Do đó, rất khó yêu cầu người nuôi cam kết bảo vệ môi trường. Các tốt nhất là chỉ cho phép nuôi ở những nơi xa dân cư.

Để tìm tư liệu viết bài này chúng tôi đã đến gõ của nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang nhưng nơi nào cũng lắc đầu “không quản lý nghề nuôi chim yến trong nhà”. Theo ông Lý Văn Thống Nhất, Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường TP Rạch Giá, trước những bức xúc của người dân về việc chim yến tự phát trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường từ phân của chúng và ô nhiễm tiếng ồn do tiếng kêu của yến cũng như âm thanh của máy phát ra, phòng đã tổ chức thông kê số hộ nuôi trên địa bàn. Trong số 41 hộ đã thống kê thì chỉ 1 hộ có giấy phép kinh doanh. Còn về cam kết bảo vệ môi trường thì chưa hộ nào làm.

Ông Nguyễn Văn Hôn, Phó Chủ tịch UBND TP Rạch Giá cho biết, từ năm 2010, thành phố đã có báo cáo về việc người dân nuôi chim yến tự phát trên địa bàn nhưng đến nay UBND tỉnh vẫn chưa cho chủ trương cụ thể. Qua thực tế cho thấy, tình hình người dân nuôi chim yến tự phát trên địa bàn thành phố đang phát triển khá nhanh, việc quản lý, cấp phép chưa có hướng dẫn cụ thể nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân nuôi yến.

"Hiện có một số hộ xin phép xây nhà nuôi chim yến nhưng do chưa có quy hoạch và hướng dẫn cụ thể của cấp trên nên UBND thành phố không có cơ sở xem xét và cấp phép. Chúng tôi đã đề xuất UBND tỉnh sớm ban hành quy định tạm thời về việc nuôi chim yến trong nhà, cụ thể là quy hoạch khu vực nuôi, khoảng cách đảm bảo đối với bệnh viện, trường học, khu dân cư đô thị; cách đăng ký, cam kết bảo vệ môi trường… đồng thời kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản để có hướng dẫn cụ thể", ông Hôn nói.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm