| Hotline: 0983.970.780

Không thể 'khoán' tất cho ngành giáo dục

Thứ Sáu 27/03/2015 , 06:20 (GMT+7)

Để bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể, việc đưa loại hình này vào các nhà trường là một giải pháp quan trọng và bền vững. 

Song, không thể “khoán” tất cho ngành giáo dục, mà cần có sự vào cuộc thật sự của tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa.

Đó là ý kiến của TS Phạm Ngọc Định, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, tại Hội thảo “Tăng cường sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong nhà trường vì sự phát triển bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Hiệp hội UNESCO Việt Nam tổ chức.

Chưa bền vững, lâu dài

Những hoạt động đưa giá trị văn hoá truyền thống giáo dục đạo đức cho học sinh thời gian qua đã được các cấp, các ngành quan tâm. Bộ VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT, UNESCO Việt Nam cùng các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước đã hỗ trợ và thúc đẩy các chương trình khác nhau, nhằm đưa di sản vào nhà trường, giáo dục thế hệ trẻ những tri thức lịch sử, văn hóa, khoa học kỹ thuật và tăng cường kỹ năng sống.

Đầu năm 2013, liên Bộ GD-ĐT và VH-TT&DL đã có văn bản hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học, được thực hiện thí điểm tại 7 địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam với 3 môn Sử, Địa và Âm nhạc.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã áp dụng thí điểm mỗi Sở GD-ĐT chọn 2 trường THCS, 2 trường THPT đưa vào giảng dạy lồng ghép ở các môn học đã được thống nhất trong học kỳ 2.

Đồng thời, nhiều địa phương chủ động đưa di sản vào đến gần hơn với cộng đồng. Tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Nghệ An đưa dân ca, tỉnh Phú Thọ đưa hát xoan, tỉnh Lạng Sơn đưa đàn tính, hát then vào trường phổ thông…

“Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hoá” (Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển).

Mới đây, để bảo tồn và phát triển xòe then, huyện Bắc Hà (Lào Cai) cũng có chủ trương để học sinh phổ thông tiếp cận với di sản này. Nhiều trường phổ thông tại Hà Nội đưa học sinh tới tham gia CLB Em yêu lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia để học lịch sử qua hệ thống bảo tàng…

Dù đã đạt được những kết quả khác nhau, song đa số các mô hình giáo dục di sản đều chưa được ngành giáo dục ghi nhận và sử dụng như một chương trình có tính bền vững, lâu dài.

Không thể “khoán” tất cho ngành giáo dục

Từ năm 2004, GS Trần Văn Khê và các cộng sự của mình lần đầu tiên thử 12 mô hình giảng dạy âm nhạc truyền thống tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh.

Đích thân GS Trần Văn Khê đã trực tiếp đứng lớp, dạy nhiều bài hát ru, hát đồng dao, bài vè, câu đố, bài thơ cho học sinh, sau tiết tấu đi dần đến các chữ nhạc hò, xự, xang, xê, cống, phát âm và hát bằng tên chữ nhạc...

Từ đó đến nay, Bộ GD-ĐT cũng tạo đã có chú ý, hướng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân ca. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả của việc đưa dân ca đến với thế hệ trẻ chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi.

Theo số liệu từ Bộ GD-ĐT kết quả khảo sát tại một số trường THCS cho thấy: có khoảng 21% học sinh biết được trên 10 bài dân ca Việt Nam, 73,4% học sinh biết chưa đến 10 bài dân ca Việt Nam và khoảng 5% học sinh không biết một bài dân ca nào.

“Việc đưa di sản vào dạy trong trường học cũng là cách để người địa phương biết quý trọng và bảo vệ di sản, phát huy giá trị của di sản” (Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên).

Thừa nhận thực tế này, TS Phạm Ngọc Định cho biết: Đội ngũ giáo viên giảng dạy âm nhạc tại các trường tiểu học hiện nay chưa đồng bộ.

Bên cạnh số giáo viên tốt nghiệp các ngành chuyên đào tạo sư phạm âm nhạc, số còn lại là những thầy cô giáo vốn dạy môn cơ bản thừa ra, có năng khiếu, được cử đi học rồi về dạy.

Ngay những giáo viên học chuyên ngành ra, không phải ai cũng có khả năng hát dân ca hay, dạy dân ca hấp dẫn, huống hồ là những giáo viên chuyển ngạch.

TS Phạm Ngọc Định cũng thẳng thắn chia sẻ, mặc dù trong số nhiều giải pháp khác nhau để bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể trong bối cảnh xã hội đương đại, việc đưa loại hình này vào các nhà trường là một giải pháp được cho là quan trọng và bền vững.

Song, không thể “khoán” tất cho ngành giáo dục, mà cần có sự vào cuộc thật sự của tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất