| Hotline: 0983.970.780

Không thể xây dựng bãi đỗ xe ở Đầm Trấu

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:58 (GMT+7)

Đây là khẳng định của các hộ dân sống tại khu vực Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Dự án xây dựng bãi đỗ xe Đầm Trấu gây phản ứng mạnh trong nhân dân

Đây là khẳng định của các hộ dân sống tại khu vực Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Lý do người dân đưa ra là dự án này đã xâm phạm đến không gian chung của cộng đồng, môi trường sống, tắc nghẽn giao thông cục bộ, trong hành lang an toàn đê và an toàn lưới điện… Và trên hết, dự án xâm phạm đến quyền lợi chung của hàng trăm hộ dân đã góp vốn từ 20 năm trước đây (1993) để có mặt bằng “đất sạch” cho năm 1998 dự án nhà ở Đầm Trấu ra đời.

Nhân dân khu nhà ở Đầm Trấu phản ảnh: Bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu được UBND TP Hà Nội cho Cty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Long (Cty Thành Long), trụ sở tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nghiên cứu lập dự án năm 2009, bị người dân ở đây phản đối quyết liệt tưởng chừng như dừng dự án này không thể thực hiện được nữa. Nhưng sau 3 năm im lặng, 2 lần quá thời hạn quy định của UBND TP Hà Nội, Cty Thành Long đã xin gia hạn lần thứ 3 tại văn bản số 6097/UBND-KH-ĐT ngày 22/7/2011. UBND TP nêu rõ: Nếu hết quý I năm 2012 Cty Thành Long chưa khởi công công trình, UBND TP sẽ thu hồi sự án giao cho đơn vị khác đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, khi đã hết thời gian ra hạn lần thứ 3, dự án mới chỉ dừng lại ở giai đoạn GPMB.

Cũng theo người dân nơi đây, dự án này đã xâm phạm đến không gian chung của cộng đồng, môi trường sống, cảnh quan đô thị, tắc nghẽn giao thông cục bộ, xén đất công viên, cây xanh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở đây. Trên hết, xâm phạm đến quyền lợi chung của hàng trăm hộ dân đã góp vốn từ nhiều năm trước để cải tạo mặt bằng từ khi dự án nhà ở Đầm Trấu còn chưa ra đời.

Trước đó, Đầm Trấu là một hồ nước tự nhiên sâu, rộng gần chục ha, nằm ngoài đê sông Hồng. Năm 1993, 430 (sau đó là 446) hộ dân thuộc diện chính sách đã ký hợp đồng với Cty Xây dựng số 5 Hà Nội để đền bù, san lấp hồ làm hạ tầng trên diện tích gần 60.000m2. Mỗi hộ đóng 25 triệu đồng (có hợp đồng góp vốn và phiếu thu). Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 442/QĐCP giao cho Cty Xây dựng số 5 Hà Nội gần 50.000m2 để xây dựng dự án nhà ở Đầm Trấu, diện tích còn lại hơn 10.000m2 là hành lang bảo vệ đê và an toàn lưới điện cao thế giao UBND TP Hà Nội quản lý.

Tuy nhiên, với mục đích kinh doanh, năm 2009, Cty Thành Long đã đề nghị TP Hà Nội xin được nghiên cứu lập dự án xây dựng bãi đỗ xe tĩnh trên khu đất mà đã được quy định là đất bảo vệ hành lang đê, lưới điện quốc gia, công viên của khu đô thị. Hơn thế nữa, những việc tiêu cực đang diễn ra hơn 2 năm nay ở Đầm Trấu như lập bãi xe trái phép thu hàng tỷ đồng tại B6 Đầm Trấu gây bức xúc, bất bình trong dư luận người dân, mất trật tự trị an, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, môi trường sống trong đó có cả dự án xây dựng bãi xe tĩnh Đầm Trấu… đã được nhân dân kiến nghị gửi lên UBND quận.

Người dân đề nghị UBND quận tổ chức buổi đối thoại với người dân để cùng nhau thống nhất giải quyết những tồn tại đang diễn ra tại khu dân cư Đầm Trấu. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng nay, UBND quận chưa có hồi âm.

Ngày 22/8/2012, UBND phường Bạch Đằng có 2 thông báo số 55 – 56 về việc niêm yết công khai quyết định số 3564/UBND của UBND TP Hà Nội ngày 08/8/2012 thu hồi 4481,7m2 đất Đầm Trấu giao cho Cty Thành Long làm dự án bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu và thông báo về việc người dân kê khai tài sản, công trình ngầm, cây cối hoa màu nằm trong phạm vi thu hồi để thực hiện việc GPMB đền bù trước 30/8/2012.

Tuy nhiên, theo người dân, việc kê khai tài sản nói trên là không thể. Lý do: vị trí khu đất thu hồi trước đó là công viên Đầm Trấu được người dân chung tay xây dựng. Không dễ dàng gì để có được mặt công viên, cây xanh đẹp đẽ như hiện tại. Trước đấy, nó là bãi rác thải, đất lưu không rất mất vệ sinh. Hiện nó là tài sản của công sức tập thể nên không người dân nào nhất trí biến thành bãi xe kinh doanh cả.

Ồng Nguyễn Văn Thắng ở A11 Đầm Trấu, đại diện các hộ dân, cho biết: “Chính quyền và các ban ngành đang hiểu và quan niệm đất này thuộc UBND phường Bạch Đằng quản lý, nhưng nguồn gốc và giá trị tài sản của nó, tài sản trên đất… là do người dân đóng góp tiền bạc, công sức để có được. Không thể bỗng dưng có “đất sạch” để giao cho chủ dự án. Điều đó là không thể chấp nhận được”.

Cũng theo ông Thắng, nhân dân cần có cuộc đối thoại trực tiếp với UBND phường Bạch Đằng để cùng nhau công khai, giải quyết những vẫn đề bất cập liên quan đến quyền sở hữu hợp pháp của người dân góp vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Đầm Trấu đồng thời chỉ ra những việc tiêu cực tại khu dân cư 12, trên tinh thần thẳng thắn xây dựng!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.