| Hotline: 0983.970.780

Không tích nước hồ đập có nguy cơ mất an toàn

Thứ Ba 17/07/2018 , 14:50 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, trước mùa mưa lũ hàng năm ngành NN-PTNT Hà Tĩnh lại nơm nớp lo âu về hơn 200 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa.

08-43-27_3
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an toàn hồ đập

Hà Tĩnh là địa phương quản lý, khai thác số lượng hồ đập khá lớn (350 hồ) nhưng chủ yếu là hồ đập nhỏ có “tuổi đời” hàng chục năm nên đại đa số đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Trong tró có hơn 200 hồ đang đứng trước “báo động đỏ” mất an toàn trong mùa mưa lũ. Hồ Khe Su, xã Sơn Bình (huyện Hương Sơn); đập Khe Trảy, xã Hương Thọ (Vũ Quang); đập Thùng Trứa, xã Hương Trạch (Hương Khê); đập Cố Châu, xã Gia Hanh (Can Lộc)... do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ những năm gần đây khiến công trình hư hỏng nghiêm trọng, không thể tích nước, ảnh hưởng đến việc phục vụ nước tưới sản xuất, tưới chống hạn cho hàng trăm ha đất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vũ Quang cho hay, đập Khe Trảy bắt đầu xuống cấp từ năm 2016, đến mùa lũ 2017 thì bị sạt trượt toàn bộ mái phải của tràn, thân đập bị thẩm thấu nhiều vị trí.

Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng, tài sản nhân dân vùng hạ du huyện đã chỉ đạo đơn vị vận hành không tích nước.

“Đập Khe Trảy thiếu nước đã khiến 25ha đất sản xuất vụ HT 2018 phải bỏ hoang và có nguy cơ thiếu nước tưới vụ xuân 2019. Chúng tôi mong Trung ương, tỉnh bố trí nguồn vốn giúp huyện khắc phục các điểm hư hỏng để sớm đưa công trình tái sử dụng”, ông Sơn nói.

08-43-27_2
Một số hồ đập nhỏ tại Hà Tĩnh đang “báo động đỏ”

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Bá Đức cho rằng, do điều kiện nguồn lực của tỉnh đang khó khăn nên việc đầu tư cho công tác sửa chữa, nâng cấp hồ đập còn hạn chế. Tỉnh Hà Tĩnh mong muốn Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác đảm bảo an toàn hồ đập, góp phần giúp địa phương khai thác tối đa hiệu quả các công trình.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi nhấn mạnh: “Hà Tĩnh cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa nước để xây dựng kế hoạch trước mắt, lâu dài thực hiện sửa chữa, nâng cấp. Đối với những hồ đập có nguy cơ mất an toàn cao tuyệt đối không tích nước; xây dựng phương án di dời dân khi mực nước hồ vượt thế kế. Đồng thời, bố trí đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang làm dở dang đảm bảo vượt lũ an toàn”.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.