| Hotline: 0983.970.780

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân:

Không xử lý nghiêm với lãng phí là có tội với nhân dân

Thứ Sáu 07/07/2017 , 09:10 (GMT+7)

“Rất xót xa” là chữ mà bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thốt lên khi chúng tôi chuyển cho bà xem loạt bài “Tỉnh nghèo tiêu hoang” vừa đăng trên Báo NNVN.

Bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Bà Xuân khẳng định, các công trình xây dựng xuống cấp nghiêm trọng, không sử dụng được gây lãng phí hàng ngàn tỷ đồng là có tội với nhân dân, nhất là với đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
 

Tôi thấy xót xa

Thưa bà, bà có bình luận gì trước thực trạng nhiều công trình xây dựng phục vụ cho đồng bào vùng dân tộc lại nhanh xuống cấp nghiêm trọng, bỏ hoang, đắp chiếu như trong loạt bài của NNVN?

Bình luận ư? Đó là có tội với nhân dân. Tôi thấy rất xót xa với nhiều công trình được đầu tư tiền tỷ mà đắp chiếu, bỏ hoang, trong khi đồng bào khát khô từng giọt nước sinh hoạt, ruộng nương nứt nẻ vì công trình thủy lợi hư hỏng, không sử dụng được.

Các bạn có biết rằng, Tây Bắc - phên dậu của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào nơi đây. Các chương trình 135, 30a, giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM… đã được Trung ương quyết hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng cho vùng nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh những mặt đạt được, nhiều tồn tại, hạn chế bộc lộ lỗ hổng trong giám sát đầu tư xây dựng khiến nhiều công trình sau xây dựng bị hư hỏng, bỏ hoang, lãng phí như các công trình thủy lợi, bể nước sinh hoat, xây dựng chợ nông thôn.... Đau xót lắm chứ!

15-31-27_1
Tấm lợp của chợ Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) vứt ngổn ngang trong trường học

Tôi tin nhiều bạn đọc NNVN cũng sẽ cảm thấy xót xa trước sự lãng phí ghê gớm như thế. Lãng phí từ những biệt phủ của nhà quan, lãng phí từ những công trình thủy lợi, bể nước, chợ nông thôn xây lên rồi đắp chiếu, bỏ hoang hoặc được vài hôm thì hư hỏng.

Báo cáo của Chính phủ ở các kỳ họp Quốc hội đều nêu rất nhiều về thực trạng lãng phí và có trình bày giải pháp. Nhưng vì sao việc khắc phục vẫn còn chậm? Và giải pháp sắp tới ra sao, thưa bà?

Theo tôi, cần phải quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cố tình vi phạm; không chỉ xử lý hành chính mà còn phải bồi thường kinh tế, xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm.

Đã đến lúc phải thẳng thắn với nhau, phải công khai minh bạch vốn đầu tư ngân sách là một giải pháp quan trọng để chống đầu tư không đúng chỗ và thất thoát. Thực hiện ngân sách là tiền của dân nên phải được đại diện của dân bàn và quyết định. Tôi cho rằng phải hạn chế thấp nhất các sai sót về chủ trương đầu tư từ quy hoạch đến mục tiêu địa điểm, thời điểm, quy mô đầu tư và lựa chọn công nghệ.

Đề nghị, các cấp, các ngành khi ra chủ trương, quyết định đầu tư công thì phải xác định rõ nguồn vốn để thực hiện; hay những công trình dựa vào trái phiếu phải có sẵn dự án thích đáng rồi mới phát hành trái phiếu. Để tránh tình trạng lãng phí đầu tư công, tránh tình trạng tỉnh thành nào cũng muốn có công trình trọng điểm, khu công nghiệp, cũng muốn làm sân bay, xây cảng biển... hoặc đề nghị đầu tư này nọ cho đồng bào công trình này công trình kia cho thấy sự thiếu trách nhiệm trong tầm nhìn quy hoạch, trách nhiệm đầu tư, giám sát, thi công, bảo vệ sử dụng…

Chủ trương quy hoạch và đầu tư với cách làm hiện nay thì cái được cũng có nhưng thất thoát, lãng phí rất nhiều. “Địa chỉ ở đâu?”, theo tôi, trước hết đó chính là nơi tính toán phân bổ kế hoạch. Cần đòi hỏi một cách làm việc mới, hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy phát triển hơn. Chúng ta là nước nghèo thì việc đầu tiên là phải cố gắng sử dụng đồng vốn cho hiệu quả!

15-31-27_2
Anh Châu A Páo khẳng định với PV NNVN, công trình nước sạch bỏ hoang tại thôn Chu Lìn 2, xã Trung Chải, huyện Sa Pa có chất lượng kém

Tôi đơn cử một vấn đề về công trình nước sạch như phản ánh của NNVN. Rõ ràng, thực tế như thế là không hiệu quả và cực kỳ lãng phí. Chúng ta thấy, người dân có thể bỏ tiền đầu tư hệ thống ống dẫn nước từ bể nước về nhà nhưng bảo quản và bảo dưỡng cái bế ấy sau khi bàn giao công trình lại đang thiếu cơ chế và nguồn kinh phí. Do đó, việc đầu tư cần tính đến cả bảo quản, bảo dưỡng nữa, trước hết thì phải coi vị trí đặt công trình có phù hợp không, đầu tư có sử dụng được không, chất lượng có được đảm bảo không. Cái đó, Nhà nước phải làm.

Mặt khác, đối với chủ đầu tư, phải thể hiện được trách nhiệm rằng, nếu công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, không đúng với thiết kế thì nhất quyết không nghiệm thu, buộc nhà thầu phải đền. Muốn tốt lên thì chủ đầu tư phải giám sát thi công chặt chẽ, phải sạch thì mới mong đạt được đến điều đó.
 

Lãng phí là tội ác

Hiện trạng của lãng phí dường như dễ thấy hơn tham nhũng song thực tế lâu nay chúng ta nói nhiều về tham nhũng và xử lý được một số vụ liên quan, còn lãng phí dường như ít được xử lý. Vì sao vậy và chúng ta có hành lang pháp lý để giải quyết căn cơ vấn nạn không thưa bà?

Theo tôi, lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng và gây hại hơn rất nhiều. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng. Tôi gọi lãng phí là tội ác. Nếu không xử lý được nghiêm minh với lãng phí thì rõ ràng đang đồng phạm với tội ác.

Lãng phí hiện nay được thể hiện dưới nhiều dạng và không ai chịu trách nhiệm, không biết quy trách nhiệm về đâu. Chưa kể tới nhiều dạng lãng phí khác như hội họp, tiệc tùng, tiếp khách, đi nước ngoài, chi phí hành chính... Khắc phục việc này không thể kêu gọi tiết kiệm chung chung được mà phải có một cơ chế chế tài, một hành lang pháp lý để mỗi người phải có ý thức tiết kiệm và biện pháp tiết kiệm, sử dụng đồng tiền ngân sách hiệu quả.

15-31-27_3
Công trình thủy lợi tại thôn Móng Sến, xã Trung Chải (Sa Pa) nứt nẻ, xuống cấp sau nhiều năm bỏ hoang

Chúng ta đã có Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Hằng năm, các cơ quan đơn vị đều có chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí song kết quả mang lại chưa cao. Như vậy, hành lang pháp lý đã có, vấn đề là phải hành động, chỉ đích danh địa chỉ vi phạm để xử lý nghiêm minh thì may ra mới chấn chỉnh được tình trạng hoang phí đó.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Thưa bà, để xảy ra lãng phí, theo bà, có cần phải làm rõ trách nhiệm đầu tư của các đơn vị liên quan?

Đương nhiên là phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định đầu tư gây ra sự lãng phí trong các dự án. Làm rõ trách nhiệm, xử lý được trách nhiệm sẽ giảm thiểu, hạn chế được những lãng phí tương tự sau này. Đồng thời phải chấn chỉnh tình trạng chạy dự án, tình trạng tham nhũng, thông đồng để ăn chia ngay từ các khâu đầu tiên hình thành công trình. Muốn vậy phải đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật với người đứng đầu khi tại đơn vị để xảy ra sai phạm như thế.

Tôi muốn nhắc đến phát biểu phê phán của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần gần đây: “Trong khi ở nhiều nơi đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều nhu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được bảo đảm thì có những cán bộ đảng viên chỉ lo vun vén cá nhân xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén xa hoa, thậm chí có người vô trách nhiệm với nhân dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một số lợi dụng chức quyền, vơ vét, đục khoét tài sản của nhà nước, của tập thể trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội”.

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm