| Hotline: 0983.970.780

Khu chợ an toàn của hai anh em ruột

Thứ Hai 26/08/2019 , 09:00 (GMT+7)

Cách đây 5 năm, hai anh em ruột là Nguyễn Đình Thơ và Nguyễn Đình Văn đã quyết định bỏ vốn xây dựng một khu chợ ở xã Ia Băng (huyện Chư Prông, Gia Lai).

16-37-52_nh_cho_i_bng_gop_phn_pht_trien_kinh_te_di_phuong
Chợ Ia Băng góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Từ một điểm buôn bán hàng rong nhỏ lẻ hình thành vào năm 2014 trên khu đất của gia đình ông Thơ, đến nay, chợ Ia Băng đã có 23 sạp hàng gọn gàng, sạch sẽ trên diện tích gần 2.000 m2. Hàng hóa bày bán trong chợ khá phong phú, từ hoa quả, rau củ, lúa gạo, cá, thịt heo, thịt gà được sản xuất và nuôi trồng tại địa phương cho đến các loại cây giống.

Chị Siu Bem (làng Kuai) cho biết, chị rất thích mua bán ở đây vì gần làng nên tiện lợi. Buổi sáng mình mang rau tự trồng, gà tự nuôi ra đây bán rồi mua quần áo, dầu ăn, mắm muối, xà phòng về phục vụ gia đình, rất tiện, khỏi phải đi xa”, chị Siu Bem bộc bạch.

Còn ông Trần Công Dũng ở thôn Mỹ Thạch 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê thì cho rằng, chợ Ia Băng bán nhiều tôm cá tươi ngon do khu vực này gần hồ Ia Ring và hồ Hoàng Ân nên gia đình hay đến đây mua cá về ăn. “Cá tôm ở đây là thực phẩm sạch nên mỗi khi đi qua, tôi đều ghé mua về để bữa cơm gia đình thêm ngon, an toàn và đảm bảo chất lượng”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Thơ-chủ nhân của khu chợ, những người vào chợ buôn bán đều tự nguyện ký cam kết thực hiện các điều khoản với chủ đầu tư về giá cho thuê sạp hàng (dao động từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng/sạp tùy theo vị trí, thời hạn). Giá thuê này đã bao gồm cả việc thu dọn vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự.

“Ký kết là thế nhưng nhiều tháng nay việc thu tiền thuê sạp rất khó khăn, nhất là thời gian gần đây hàng hóa bán ra quá chậm, doanh thu kém khiến nhiều tiểu thương cứ khất lần tiền thuê sạp. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quá lớn bởi nó là xu thế chung, ai cũng đang khó khăn mà”, ông Thơ nói.

Dù khó khăn là vậy song bà con tiểu thương vẫn kiên trì tổ chức mua bán tại chợ Ia Băng, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ làm nơi buôn bán. Khu chợ từ khi đi vào hoạt động tới nay luôn phát huy hiệu quả, việc kinh doanh, mua bán của tiểu thương và người tiêu dùng vẫn diễn ra thuận lợi, chưa thấy ai phàn nàn gì về an ninh trật tự.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm