| Hotline: 0983.970.780

Khu chợ quất thế khổng lồ Văn Giang

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:24 (GMT+7)

Huyện Văn Giang là vùng trồng quất, cam cảnh nổi tiếng bậc nhất tỉnh Hưng Yên với hơn 200 ha trồng quất, cam cảnh. Ở các xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở, những ngày này giống như một khu chợ khổng lồ.

Huyện Văn Giang là vùng trồng quất, cam cảnh nổi tiếng bậc nhất tỉnh Hưng Yên với hơn 200 ha trồng quất, cam cảnh. Ở các xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở, những ngày này giống như một khu chợ khổng lồ.

Quất Văn Giang lá có màu xanh đậm và dày, quả to đều, màu vàng tươi, thế đẹp. Theo thống kê, doanh thu bình quân của các hộ dân từ cây quất cảnh vào những năm được mùa và được giá có thể đạt từ 600 - 800 triệu đồng/ha…

Làng nghề quất cảnh Phù Thượng (xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang) tấp nập xe máy, ô tô tải về “ăn hàng”. Hầu hết các hộ dân trồng quất cảnh ở Phù Thượng chủ yếu bán buôn ngay tại ruộng. Cánh lái buôn tận Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã đặt hàng từ những tháng trước, thời điểm này chỉ việc đến bốc hàng.

Quất Văn Giang năm nay vừa thuận thời tiết, vừa được giá. Theo phản ánh của các chủ vườn, giá quất tăng bình quân 15% so với năm ngoái. Cả một vùng quất rộng hàng trăm ha nhưng có đến 70% chủ buôn đã đặt hàng.

Nguyễn Văn Toản, một chủ vườn quất cảnh ở Phù Thượng phấn khởi: "Nhìn chung Tết năm nay người trồng quất có lãi hơn năm ngoái. Trừ đi chi phí lãi tầm một nửa".

Gia đình Toản thuê 3 sào ruộng trồng 600 gốc quất. Năm nay, giá cả đầu vào tăng khá cao. Chi phí cây giống, phân bón, thuốc BVTV tăng hơn so với năm ngoái, tiền thuê đất cũng mất 5 triệu đồng/sào/năm nhưng 3 sào quất nhà Toản vẫn lãi khá lớn. Hơn 90% số quất đã được các thương lái đặt cọc hết rồi. Lấy cây to bù cây bé, bình quân vườn quất gia đình Toản bán ra với giá 300 ngàn đồng/cây, mức giá kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. 600 cây, 180 triệu, trừ đi chi phí thì mỗi cây lãi 150 ngàn đồng.

Không trồng theo kiểu ào ào như trước đây, mấy năm nay giá thuê đất tăng nên người trồng quất ở Phú Thượng đã chia vườn thành những khoảnh khác nhau để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của thương lái.

Toản dẫn tôi ra khu quất cao, nơi anh đầu tư nhiều hơn để nhắm vào đối tượng khách hàng có tiền. Năm nay kinh tế tiếp tục suy thoái nhưng vẫn có không ít người bỏ ra vài triệu đồng chơi quất cảnh. Một ông khách ở Hà Nội đã trả giá cho Toản 5 triệu đồng để lấy cây quất đẹp nhất vườn.

Người trồng quất cảnh Văn Giang năm nay vui hơn vì có lãi, nhưng vui nhất có lẽ là những gia đình trồng quất thế. Từ hai năm nay, xu hướng trồng quất thế ở Văn Giang phát triển mạnh. Chủ vườn Bùi Văn Chiêu giải thích: Trồng quất thế chu kỳ dài hơn (khoảng 4-5 năm) nhưng chi phí đầu tư ít hơn và giá bán cao hơn. Mặt khác, xu thế chơi quất thế ngày Tết ngày càng nhiều nên đầu ra cũng dễ dàng hơn so với quất cảnh bình thường.

Gia đình ông Chiêu có khoảng 100 gốc quất thế. Những thế quất được ưa chuộng mấy năm nay ông Chiêu đều có cả. Thế phu phụ (vợ chồng), huynh đệ, tam đa (ba ông thần phúc - lộc - thọ), tứ quý (long, ly, quy, phụng), ngũ phúc, lục điền, bát tinh...

Theo phân tích của ông Chiêu, xu hướng Tết năm nay quất thế sẽ hút khách trên thị trường: “Ngày càng có nhiều người thích chơi quất thế. Giống cây quất thế rất cao, quá trình chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng mất thời gian dài, từ 3 - 5 năm vì thế mà quất thế càng được giá. Giá bán buôn loại quất này dao động trong khoảng 500.000 -  5.000.000 đồng/cây tùy vào từng loại thế. Thậm chí có những cây quất thế giá cả chục triệu đồng”.

Chỉ trồng vỏn vẹn có 720m2, nhưng nhờ biết cách tạo quất thế nên ông Chiêu vẫn thu lãi 50 triệu đồng.

Theo khảo sát của NNVN, tại một số vùng quất khác ở huyện Văn Giang như Phụng Công, Mễ Sở, Thắng Lợi… giá quất bán buôn tại vườn mùa Tết năm nay dao động từ 200 – 300 ngàn đồng/cây đối với quất cao 1,5m và 350-400 ngàn đồng/cây với quất cao 1,8m. Giá quất tăng do các khoản đầu tư đầu vào như nhân công, thuốc chống rệp, chống sương đều phải nhập khẩu.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm