| Hotline: 0983.970.780

Khu DLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc vào năm 2030

Thứ Sáu 29/12/2017 , 13:15 (GMT+7)

Đó là mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG; đến năm 2030, Khu DLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với thành phố Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Khu DLQG phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú; phấn đấu đến năm 2030 danh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp.

Theo quy hoạch, Khu DLQG tập trung phát triển 8 phân khu chức năng chính gồm: 1- Phân khu đô thị cũ để bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống Châu Đốc; 2- Phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ, du lịch; 3- Phân khu công viên văn hóa du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch; 4- Phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch; 5- Phân khu cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch; 6- Phân khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; 7- Phân khu nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp sạch (Eco-Farm); 8- Phân khu du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội Núi Sam.

Khu DLQG tập trung khai thác thị trường khách du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội; từng bước mở rộng thị trường khách vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng; chú trọng khai thác có hiệu quả khách du lịch nội vùng đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên đi theo đoàn lớn.

Chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng đi qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang và các tỉnh lân cận.

Về sản phẩm du lịch, Khu DLQG ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh, trong đó mục đích chính là việc hành hương, lễ Bà chúa Xứ, thăm lăng Thoại Ngọc Hầu và các điểm di tích khác. Bên cạnh đó phát triển các loại hình du lịch tham quan, khám phá, du lịch thể thao; đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, cắm trại, dịch vụ vui chơi giải trí; hình thành các sản phẩm du lịch liên kết với các địa bàn khác như kết hợp tham quan, mua sắm tại cửa khẩu Tịnh Biên, chợ biên giới Vĩnh Ngươn, Châu Đốc; đua bò vùng Bảy Núi; tham quan Núi Cấm, khu di tích lịch sử  Đồi Tức Dụp, rừng tràm Trà Sư, khu di tích Nhà mồ Ba Chúc, khu du lịch Búng Bình Thiên...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm