| Hotline: 0983.970.780

Khu vui chơi Zone 9 bị đóng cửa

Thứ Tư 04/12/2013 , 08:55 (GMT+7)

Nửa tháng sau vụ hỏa hoạn khiến 6 người tử vong tại bar Fuse, lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh tại "hợp tác xã" Zone 9...

Nửa tháng sau vụ hỏa hoạn khiến 6 người tử vong tại bar Fuse, lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh tại "hợp tác xã" Zone 9 - khu vui chơi nổi tiếng của giới trẻ Hà thành.

>> Cháy quán bar trong Zone 9, sáu công nhân tử vong

Chiều 3/12, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã có công văn gửi UBND quận Hai Bà Trưng và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bình An yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh, sửa chữa tại khu đất số 9A Trần Thánh Tông (có tên là Zone 9).

Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu công an thành phố khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ việc để làm gương cho các tổ chức, cá nhân trong phòng chống cháy nổ.

Quyết định này được đưa ra sau khi lãnh đạo thành phố được Công ty Bình An báo cáo về tình hình quản lý khu đất; đồng thời cơ quan chức năng của Hà Nội đang làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong vụ cháy bar Fuse nằm trong Zone 9 khiến 6 người tử vong hôm 19/11.


Chủ nhân của nhiều tiệm kinh doanh khu Zone 9 là các nghệ sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng

Theo Công ty Bình An, sau khi Công ty Dược 2 di dời ra ngoại thành, UBND thành phố đã giao công ty này lập và triển khai dự án tổ hợp văn phòng làm việc, trung tâm thương mại; Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án vào tháng 5/2013.

Trong khi chờ hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai dự án, công ty đã ký hợp đồng với Công ty Tiến Bộ sử dụng có thời hạn mặt bằng khu đất từ 1/8/2013 đến 28/2/2014. Tuy nhiên, Công ty Tiến Bộ tiếp tục ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn Bất động sản Thành Đạt để quản lý và khai thác khu đất.

Công ty Thành Đạt tiếp tục ký hợp đồng với nhiều hộ kinh doanh với mục đich tạo kinh phí để phục vụ công tác quản lý khu đất. Từ đây, "hợp tác xã" Zone 9 được hình thành với hàng chục cửa hàng lớn nhỏ kinh doanh, tuy nhiên, Công ty Bình An cho biết không nắm được số lượng các hộ kinh doanh.

Báo cáo của Công ty Bình An cho biết, đầu tháng 11 vừa qua đã có ý định thu hồi lại khu đất số 9 Trần Thánh Tông để chuẩn bị đầu tư dự án và yêu cầu các đơn vị liên quan không cho phép tiến hành các hoạt động sửa chữa, cải tạo, xây dựng trên khu đất. Tuy nhiên, nhiều hoạt động sửa chữa vẫn diễn ra, điển hình là vụ sửa chữa bar Fuse gây hỏa hoạn làm 6 người chết do ngạt khói hôm 19/11.

Theo lãnh đạo Công ty Bình An, nguyên nhân tai nạn do đơn vị kinh doanh không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý. Và sau sự cố này vẫn có nhiều hộ kinh doanh tiếp tục bán hàng và cải tạo, sửa chữa mặt bằng trong điều kiện không đảm bảo về phòng cháy nổ và an toàn cho nhân viên, khách hàng. Do vậy, công ty kiến nghị UBND thành phố và các cơ quan chức năng khẩn cấp buộc các hộ ngừng hoạt động để thu hồi mặt bằng triển khai dự án.

Tiền thân của Zone 9 là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 rộng hơn 11.000 m2, nằm cạnh vườn hoa Yersin. Khu vực này bị bỏ hoang vài chục năm nên nhiều nơi xuống cấp, tường, trần nhà bong tróc vôi vữa.

Chính sự cũ kỹ, hoang tàn lại làm nên phong cách cho các bar, quán café, cửa hàng thời trang... biến nơi đây thành khu vui chơi nổi tiếng của giới trẻ Hà thành. Khu có hai cổng ra vào ở hai mặt phố là số 9 Trần Thánh Tông và 38 Nguyễn Huy Tự.

Ngày 21/9, khi đang mải tạo dáng chụp hình, một nữ sinh đã rơi xuống tầng 3 khu nhà A của "hợp tác xã" Zone 9 và bất tỉnh. Nguyên nhân sự việc do nữ sinh này dựa vào bờ tường yếu khiến tường đổ sập.

Gần 2 tháng sau, nơi đây lại xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 6 người tử vong do ngạt khói. Trong số 6 nạn nhân có 2 cặp vợ chồng, một người vừa cưới vợ được một tháng và một thanh niên 22 tuổi, gia cảnh đều khó khăn. Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, đồng thời tạm giữ một thợ hàn vì vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm