| Hotline: 0983.970.780

Khu vườn công nghệ cao, có thể chăm bón từ xa bằng ứng dụng điện thoại

Thứ Hai 25/11/2019 , 15:25 (GMT+7)

Sử dụng các loại cảm biến, phần mềm và ứng dụng trên điện thoại di động, chủ nhân khu vườn này có thể chăm sóc cho những luống cây của mình dù cách xa hàng chục km trong thời gian dài.

Điểm đặc biệt của khu vườn 1.000 m2 ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức này là chủ nhân hoàn toàn có thể theo dõi các thông số kỹ thuật liên quan đến cây trồng và điều khiển tưới tiêu, bón phân từ xa.
Xuất phát từ đam mê với nông nghiệp, nhóm lãnh đạo của Công ty Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L đã tìm cách phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh, khép kín để có thể đáp ứng nhu cầu trồng cây từ nhà đến vườn cho những người thường xuyên phải đi công tác xa. Vấn đề cần giải quyết là giúp người dùng theo dõi, chăm sóc cho cây trồng thông qua ứng dụng trên điện thoại. Trong ảnh là hệ thống cảm biến không khí được đặt bên trong vườn.
Do có lợi thế về công nghệ, công ty đã viết được phần mềm riêng phục vụ nhu cầu theo dõi, chăm sóc vườn cây. Ngoài cảm biến không khí, trong vườn còn được đặt các cảm biến độ ẩm, nhiệt độ và độ dẫn điện cho đất. Từ đó, hệ thống máy tính sẽ thống kê, tính toán trước khi đưa ra những con số cụ thể và hiển thị bên trong ứng dụng PAM Garden.
Từ các thông số trên, chủ vườn có thể điều tiết được lượng nước, phân bón tưới cho cây cũng như điều chỉnh hệ thống quạt thông gió nhằm đảm bảo nhiệt độ ổn định trong các mùa khác nhau. Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, khu vườn này của công ty D&L chỉ trồng 2 loại cây là cà chua và dưa lưới, mỗi loại trồng 2 vụ, kéo dài 6 tháng. Trong đó, mùa lạnh trồng cà chua còn mùa nóng trồng dưa lưới. Các giống cà chua được trồng trong khu vườn này là baby tiger và cà chua socola.
Hệ thống cảm biến và tưới nước được châm vào từng gốc cây. Đây là những thiết bị quan trọng phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu cũng như điều tiết tưới và bón phân cho cây trồng.
Trong ứng dụng của mình, công ty tích hợp được nhiều tính năng với mục tiêu tạo ra hệ sinh thái thông minh cho toàn ngôi nhà. Không chỉ điều khiển được hệ thống tưới mà còn có quạt, đèn... Từ đó, người dùng có thể chủ động điều chỉnh các hệ thống của căn hộ bao gồm cả vườn cây khi đi công tác hay du lịch xa.
Hệ thống tưới nhỏ giọt được điều khiển bằng ứng dụng, vừa tiết kiệm nước vừa đảm bảo được độ ẩm theo đúng thông số kỹ thuật của từng loại cây mà chủ vườn không cần quá bận tâm.
Tại khu vườn cách xa trung tâm hàng chục km này, chỉ cần duy nhất một nhân lực để theo dõi sự phát triển của cây, thu hoạch, sẵn sàng xử lý sự cố và kiểm tra khả năng hoạt động của ứng dụng.
Với các thông số thu được từ cảm biến, phần mềm sẽ điều chỉnh các loại bơm, máy pha phân bón để có liều lượng đủ cung cấp cho cây. Tất cả các công đoạn này đều có thể thực hiện tự động và điều khiển thủ công trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tham vọng ban đầu của D&L là phát triển hệ thống theo dõi, điều khiển khép kín không chỉ cho các khu vườn mà còn mở rộng ra quy mô trang trại, tuy nhiên, do không phải là hướng phát triển chính của công ty nên sau 5 năm, quy mô vẫn chỉ dừng lại ở khu vườn có diện tích 1.000 m2.
Ngoài các loại cà chua và dưa lưới trong nhà lưới, phần mềm cũng được thiết kế để điều khiển hệ thống tưới cho phòng trồng nấm sò nâu. Tuy nhiên, loại nấm này có phương thức chăm sóc đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần đảm bảo tưới đủ lượng nước theo giờ là được.
Các sản phẩm hiện nay của khu vườn này chỉ ở mức phục vụ nhu cầu nhân viên của công ty chứ không bán ra thị trường. Theo anh Hoàng Dũng, Giám đốc điều hành của D&L, nông nghiệp là lĩnh vực anh và một số cộng sự đạm mê nên phát triển chứ không phải hướng đi chính. "Mục tiêu của chúng tôi là những sản phẩm công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao là một phần trong số đó. Tuy nhiên, chúng tôi không hướng đến sản xuất quy mô lớn do nhận thức được khả năng cạnh tranh nếu đưa ra thị trường", anh Dũng cho biết thêm.
Bên cạnh các loại cây nói trên, ứng dụng di động của D&L cũng điều khiển thêm hệ thống tưới ngoài trời, chuyên trồng các loại rau theo mùa và có khả năng thích nghi cao hơn.

 

Xem thêm
Xả 7 triệu m3 nước từ hồ Dầu Tiếng về Long An chống hạn mặn

Xả 7 triệu m3 nước từ hồ Dầu Tiếng về Long An chống hạn mặn. 675ha ngô, lúa của huyện Thọ Xuân gãy đổ do mưa đá. Hồ chứa nước ngọt rộng 102ha chuẩn bị đưa vào sử dụng. Khai mạc giải đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Phòng, chống bệnh dại cho hơn 58.000 con chó, mèo mùa nắng nóng

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng tăng cường tuyên truyền đến người nuôi, đồng thời tiêm vacxin cho hơn 58.000 con chó mèo phòng ngừa bệnh dại mùa nắng nóng.

Trạm bơm Tân Mỹ: Cứu cánh hiệu quả mùa nắng hạn

Bình Dương Việc đưa vào vận hành, khai thác các trạm bơm thủy lợi đã giúp cho nông dân huyện Bắc Tân Uyên không phải gồng mình chống chọi trước nắng hạn.

Bình luận mới nhất