| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo mùa vụ trồng rừng

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:05 (GMT+7)

Tổng cục Lâm nghiệp đã có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo mùa vụ trồng rừng.

12-09-53_nh_1_kiem_lm_bc_ging_huong_dn_nguoi_dn_trong_rung
Kiểm lâm Bắc Giang hướng dẫn người dân trồng rừng

Theo đó, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa vụ trồng rừng vụ Xuân Hè của hầu hết các tỉnh trong cả nước. Mùa vụ trồng rừng giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng rừng trồng.

Trồng rừng đúng mùa vụ sẽ hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết, thiên tai và sâu bệnh hại đối với cây trồng, tăng tỷ lệ thành rừng; đồng thời, tiết kiệm được vật tư, nhân lực để nâng cao hiệu quả sản xuất.
 

Một số loài cây trồng lâm nghiệp

Cây mọc nhanh: Các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng, xà cừ… Cây bản địa: Lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tống quá sủ, sao đen, chò chỉ… Cây lâm sản ngoài gỗ: Sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng, tre Bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não… Cây trồng ven biển: Bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao…

12-09-53_nh_2_kiem_lm_bc_ging_kiem_tr_cht_luong_cy_giong_truoc_khi_du_di_trong_rung
Kiểm lâm Bắc Giang kiểm tra chất lượng cây giống, trước khi đưa đi trồng rừng


Một số yêu cầu kỹ thuật

Chuẩn bị cây giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống tốt, kiểm soát, xác nhận nguồn gốc giống theo quy định. Xử lý thực bì, cuốc, lấp hố, trồng, chăm sóc, bón phân… đúng hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loài cây. Tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm, không trồng vào những ngày nắng nóng, hạn hán kéo dài hoặc mưa lũ lớn; trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, sóng biển thấp và thủy triều rút.

Chú ý phòng trừ một số loài sâu bệnh hại chủ yếu như: Bệnh lở cổ rễ, rơm lá thông, sâu róm thông; sâu ăn lá keo, mỡ, bồ đề, quế; bệnh khô lá sa mộc; khô lá, đốm lá, sâu cánh cứng hại hồi; dế, mối ăn cây non, sâu kèn, bệnh phấn trắng và nấm Ceratosystis trên cây keo; virus thối rễ, mối, xén róc, dế ăn cây bạch đàn; thối cổ rễ, sâu ăn lá, đục quả sơn tra (táo mèo); thối măng, sâu vòi voi hại măng luồng, tre Bát Độ; sâu trắng gây u bướu, con hà bám thân, cành cây trang, bần, sú, đước vòi, mắm; bệnh rỉ sắt cây tông dù, cọ khiết; sâu ăn lá, mối cây re, long não; sâu ăn lá, dế, mối ăn lá re, lát hoa; sâu vòi voi xanh hại trám; sâu đo hại lim xanh; sâu đục thân, rệp sáp, sâu ăn lá phi lao; bệnh thán thư bời lời; sâu cuốn lá, ve sầu hại sao đen; sâu đục thân xà cừ, dầu rái…

Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở địa phương triển khai trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo mùa vụ, đảm bảo hiệu quả và hoàn thành kế hoạch.

12-09-53_nh_3_vuon_uom_cy_giong_chun_bi_cho_mu_vu_trong_rungjpg
Vườn ươm cây giống chuẩn bị cho mùa vụ trồng rừng

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm